Tổng thống Mỹ lại ‘nắn gân’ Iran
Ông Barack Obama hôm qua phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với nội dung “ phản đối bạo lực và chủ nghĩa cực đoan” trên thế giới cũng như tại những điểm nóng như Iran, Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc về các điểm nóng trên thế giới. Ảnh: Xinhua
Tổng thống Mỹ phát đi những lời lẽ cứng rắn với Iran khi nói rằng Washington sẽ làm “điều cần phải làm” để ngăn chặn Tehran chế tạo bom hạt nhân, dù Mỹ vẫn muốn giải quyết các vấn đề qua phương thức hòa bình.
Video đang HOT
“Mỹ muốn giải quyết các vấn đề thống qua con đường ngoại giao và chúng tôi tin rằng vẫn còn thời gian và không gian để thực hiện việc đó. Nhưng thời gian không phải là mãi mãi”, AFP dẫn lời ông Obama phát biểu trước cuộc họp hàng năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Israel nhiều lần đe dọa sử dụng vũ lực để triệt phá những cơ sở sản xuất hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng vẫn còn thời gian cho các biện pháp ngoại giao. Mỹ và Israel cho rằng Iran âm thầm chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng Tehran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Trong bài phát biểu, ông Obama cũng nhắc đến làn sóng phản đối Mỹ vì bộ phim chế nhạo đạo Hồi. Tổng thống Mỹ nói rằng thế giới chỉ có thể phát triển bằng sự tự do và khoan dung và kêu gọi loại trừ lòng thù hận ra khỏi đời sống chính trị. Ông Obama gọi bộ phim kể trên là đáng phẫn nộ nhưng nó không nên được lấy làm nguyên nhân để gây đổ máu và chết chóc, trong đó có cái chết của đại sứ Mỹ tại Libya.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục kêu gọi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức vì tương lai của nước này không thể dành cho kẻ độc tài và sự thảm sát. Ông cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới chung tay để “chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan”.
Trước đó, trong bài phát biểu trước Đại Hội đồng, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói Israel không có gốc rễ ở Trung Đông và sẽ bị “hủy diệt”. Ông cũng không quan tâm đến lời đe dọa của Israel về việc tấn công vào cơ sở hạt nhân của Tehran, đồng thời kêu gọi các điều kiện kinh tế tốt hơn cho nước cộng hòa Hồi giáo bởi “Iran không xấu xa như phương Tây miêu tả”.
Tại phiên khai mạc, các nhà ngoại giao của hơn 100 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã thông qua một tuyên bố tái khẳng định “các quốc gia phải tuân thủ nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của quy định luật pháp trong việc ngăn chặn và giải quyết các xung đột, xây dựng hòa bình ở những nước mới thoát khỏi chiến tranh, đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế nỗ lực vì những mục tiêu trên. Hôm nay, Đại Hội đồng tiếp tục nghe phát biểu của nhà lãnh đạo các nước khác gồm Israel và Palestine.
Theo VNE
Tổng thống Myanmar thăm Mỹ
Tổng thống Myanmar Thein Sein hôm qua đã rời nước này để tới thăm Hoa Kỳ cùng thời điểm lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi công du Hoa Kỳ.
Ông Thein Sein sẽ phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và nêu bật những cải cách đang diễn ra tại quốc gia bị cô lập trong thời gian dài này.
Vị cựu tướng lĩnh hy vọng sẽ thuyết phục Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar.
Trong khi đó, lãnh đạo đối lập, bà Nobel Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel hòa bình, cũng đã nêu vấn đề này trong chuyến thăm Mỹ.
Bà cho biết "vô cùng biết ơn" những gì Quốc hội Mỹ đã làm trong nhiều năm qua để ủng hộ phong trào dân chủ của bà, nhưng giờ là lúc người dân Myanmar cần phải tự nỗ lực và đã đến lúc người dân phải nhận lãnh trách nhiệm cho quá trình dân chủ hóa đất nước.
Theo Dantri
Người Đức lại say men trong lễ hội Oktoberfest Lễ hội bia lớn nhất thế giới Oktoberfest năm nay diễn ra tại Munich, miền nam nước Đức, dự kiến thu hút hơn 6 triệu khách tham gia. Người dân diễu hành trong trang phục truyền thống vào ngày thứ hai của lễ hội Oktoberfest, tại Munich, Đức. Lễ hội bia truyền thống Oktoberfest lần thứ 179 năm nay diễn ra từ ngày...