Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh thúc đẩy cạnh tranh kinh tế nội địa
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 9/7, Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy cạnh tranh nội địa của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tăng cường các biện pháp nhằm chống độc quyền và ngăn chặn những hành vi cản trở cạnh tranh trong một loạt lĩnh vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng thống Biden, sắc lệnh sẽ buộc chính phủ liên bang phải thực thi đầy đủ và tích cực luật chống độc quyền của Mỹ để ngăn ngừa các hành động lạm dụng của các công ty độc quyền, ngăn chặn những thương vụ sáp nhập dẫn đến sa thải nhiều nhân công, chống tăng giá hàng hóa hay hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Các cơ quan chống độc quyền ở Mỹ sẽ phải tập trung vào các lĩnh vực giá nhân công, lao động, chăm sóc sức khỏe, công nghệ và nông nghiệp khi giải quyết những vướng mắc của người tiêu dùng. Cùng với đó, Bộ Tư pháp (DOJ) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) phải xem xét cẩn thận các thương vụ sáp nhập. Ngoài ra, FTC còn có thêm trách nhiệm là phải ban hành các quy tắc liên quan đến hoạt động cạnh tranh của các công ty công nghệ lớn như Facebook, Apple, Google và Amazon, đồng thời hạn chế các thương vụ mang tính “thâu tóm hủy diệt”.
Video đang HOT
Sắc lệnh cũng quy định về các biện pháp nhằm làm giảm giá thuốc mua theo toa cho người dân Mỹ. Cụ thể, sắc lệnh cho phép các công ty của Mỹ nhập khẩu thuốc từ quốc gia láng giềng Canada để hạ giá thuốc ở trong nước và yêu cầu Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh phải lập kế hoạch chống tăng giá thuốc.
Để thực hiện tất cả các bước đi trên, sắc lệnh quy định sẽ thành lập Hội đồng Cạnh tranh của Nhà Trắng, do Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia đứng đầu. Hội đồng sẽ bao gồm nhiều thư ký nội các để theo dõi tiến độ hoàn thiện các sáng kiến được đưa ra trong sắc lệnh.
EU ra quy định mới hạn chế các thương vụ thâu tóm của nước ngoài
Ngày 5/5, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn các thương vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước bảo trợ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: theflagshop)
Ngày 5/5, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn các thương vụ thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài được nhà nước bảo trợ.
Một khi được các nước thành viên Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua, quy định mới sẽ cho phép các cơ quan về cạnh tranh của Liên minh châu Âu tiến hành điều tra các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách thâu tóm các công ty của Liên minh châu Âu hay các hợp đồng công của khối này.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nêu rõ: "Lợi thế bất công có được thông qua trợ cấp đang tác động bất lợi tới sự cạnh tranh quốc tế. Đây là lý do khiến chúng tôi đặt ưu tiên vào việc hủy bỏ những thủ tục bất công như vậy."
Theo quy định mới, cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu sẽ tiến hành điều tra những doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách thâu tóm các công ty châu Âu nếu các doanh nghiệp này được nhà nước bảo trợ và có doanh thu trên 500 triệu euro/năm.
Cơ quan trên cũng sẽ tiến hành điều tra các doanh nghiệp nước ngoài được trợ cấp khi đấu thầu giành các hợp đồng công lớn ở châu Âu có giá trị từ 250 triệu USD trở lên, ví dụ như hợp đồng trong lĩnh vực đường sắt hay viễn thông...
Trong trường hợp cần thiết, Liên minh châu Âu sẽ có thể thực hiện các biện pháp điều chỉnh để khắc phục nguy cơ xảy ra cạnh tranh không công bằng và thậm chí trong một số trường hợp sẽ cấm sáp nhập hay trao hợp đồng cho công ty mà EU quan ngại.
Theo Liên minh châu Âu, trợ cấp bất công có thể bao gồm cho vay không lãi suất, được hưởng thuế ưu đãi hay đơn giản là được trợ cấp trực tiếp.
Dù không đề cập cụ thể, song các quy định này được cho là nhằm tới Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa Liên minh châu Âu và với đối tác thương mại lớn thứ hai này đang ở mức thấp sau khi hai bên áp đặt trừng phạt trả đũa lẫn nhau.
Động thái này đã buộc Ủy ban châu Âu hoãn phê chuẩn thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc vốn được coi sẽ giúp mở đường cho mối quan hệ suôn sẻ hơn giữa hai bên.
Nga phạt 'Trái táo cắn dở' vi phạm luật chống độc quyền Ngày 27/4, Nga thông báo phạt Apple hơn 906 triệu rubble (tương đương 12,1 triệu USD) với lý do tập đoàn của Mỹ đã "lạm dụng" vị trí thống lĩnh thị trường, bằng cách ưu tiên phân phối các ứng dụng cho chính tập đoàn này phát triển. Biểu tượng Apple tại một cửa hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa:...