Thu về quá nhiều trong dịch COVID-19, các bang ở Mỹ ‘bơi trong tiền’, đau đầu nghĩ cách tiêu
Sau nhiều tháng thâm hụt sâu ngân sách, các thị trưởng Mỹ đối mặt một vấn đề bất thường: Làm thế nào để chi hàng núi tiền được hỗ trợ trong dịch COVID-19?
Thống đốc New Jersey phát biểu trong hợp báo tại Hoboken ngày 6/5. Ảnh: AP
Khi đại dịch COVID-19 càn quét khắp nước Mỹ năm ngoái, các lãnh đạo và nhà kinh tế lo sợ xảy ra điều tệ nhất: ngân sách các bang sẽ cạn kiệt. Các thống đốc đã đề nghị chính phủ liên bang hỗ trợ. Các bang vay hàng tỷ USD. Có người còn dự báo các bang sẽ phá sản hàng loạt.
Nhưng giờ đây, tiền đang trút xuống các bang như mưa khi nền kinh tế hồi phục nhanh hơn dự báo. Giới nhà giàu ngày càng giàu khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Các doanh nghiệp nài nỉ người lao động quay lại làm việc, chi bộn tiền để trả lương. Quốc hội Mỹ đã thông qua hàng núi viện trợ để bù vào thâm hụt ngân sách các bang.
Sau nhiều tháng thâm hụt sâu ngân sách, các thị trưởng Mỹ đối mặt một vấn đề bất thường: Làm thế nào để chi hàng núi tiền được hỗ trợ trong dịch COVID-19?
Nhờ triển vọng ngân sách từ tiền thuế tươi sáng hơn và nhờ hàng trăm tỷ USD mà chính phủ liên bang rót về, các bang đang thực hiện nhiều dự án, thậm chí còn trả hết nợ.
Chủ tịch Thượng viện bang New Jersey, ông Steve Sweeney cho biết: “Không ai có thể nghĩ rằng chúng tôi lại có số tiền như thế này”.
Từ bờ đông tới bờ tây, các thống đốc và nghị sĩ đã tranh cãi nhau về việc chi tiền vào cái gì và khi nào: chi tiền để kích thích kinh tế nay tiết kiệm đề phòng biến cố tương lai?
New Jersey có nhiều tiền tới mức không chỉ lần đầu tiên trong 25 năm thanh toán đầy đủ cho hệ thống lương hưu bang mà còn chi thêm 505 triệu USD. Đó là chưa kể tới khoản 3,7 tỷ USD để trả nợ và nửa tỷ USD để chi cho các đề xuất chi tiêu.
Video đang HOT
Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom thì đang sử dụng khoản tiền 100 tỷ USD ngân sách thặng dư và hỗ trợ liên bang để phát séc cho 2/3 cư dân, xây nhà cho người vô gia cư, thanh toán chi phí y tế cho cư dân không giấy tờ hợp lệ trên 50 tuổi.
Tại Florida, khoản tiền bổ sung giúp bang này có tiền cho chương trình 200 triệu USD phát sách tới tận nhà cho trẻ em và có thể phát 1.000 USD tiền thưởng cho mỗi giáo viên.
Khi mới đầu đại dịch, có nhiều lý do khiến mọi người đều dự báo kinh tế sẽ sụp đổ: doanh nghiệp đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng, số phận bấp bênh của nền kinh tế.
Khi đó, các bang giảm mạnh dự báo ngân sách thu được, có bang dự báo giảm tới 20%. Nhưng sau đó, các khoản thu về lại cao hơn dự báo trong gần như mọi trường hợp.
Tiếp đến, một loạt gói kích thích liên bang đã giúp kinh tế Mỹ hồi phục, giúp ổn định các bang và thậm chí còn tăng ngân sách từ thu thuế. Các bang nhận được nhiều khoản hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Tổng cộng, các bang và địa phương được hỗ trợ 350 tỷ USD trực tiếp từ Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ và cần phải chi vào cuối năm 2024, cộng với nhiều khoản hỗ trợ bổ sung để giúp các trường học và phân phối vaccine.
Các bang thu nhiều tiền thuế hơn nhờ các tầng lớp thu nhập trung bình và cao kiếm nhiều tiền hơn trong đại dịch, từ đó nộp nhiều tiền thuế hơn.
Tuy nhiên, không phải bang nào cũng khả quan như vậy. Những nơi phụ thuộc chính vào du lịch như Nevada hay Hawaii bị tác động mạnh nhất. Từ tháng 4/2020 tới tháng 3/2021, thu ngân sách thực ở 17 bang vẫn thấp hơn so với năm trước đó.
Người dân di chuyển trên một tuyến phố ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bản chất bất thường của cuộc suy thoái liên quan COVID-19 đã khiến cơ quan tài chính các bang đau đầu.
Tại California, các nghị sĩ bang ngập trong tiền nhiều tới mức họ không thể biết chi tiêu hết thế nào khi bắt đầu năm tài chính. Nhà phân tích tài chính bang khuyên họ chờ nhiều quyết định vì hệ thống quan liêu khó có thể giúp bang mở nhiều chương trình mới ngay lập tức mà vẫn giám sát tốt. Các nghị sĩ đã sắp đạt được thỏa thuận với thống đốc bang nhưng vẫn chưa có thỏa thuận toàn diện khi mà năm tài chính mới đã bắt đầu gần một tuần.
Một nghị sĩ cho biết số tiền lớn cần cân nhắc trong một thời gian ngắn như vậy khiến quy trình thêm phức tạp. Các vấn đề cần chi tiền giải quyết như ngăn chặn hạn hán, cháy rừng hay nhu cầu giáo dục… chưa được cân nhắc kỹ lưỡng.
Tại bang Rhode Island, nơi mà tiền thu về cũng nhiều hơn dự báo, các nghị sĩ đã đưa ra một số thay đổi với số tiền có thêm như miễn thuế cho nhiều doanh nghiệp hơn và dành nhiều tiền hơn cho chương trình nhà ở giá rẻ. Các nghị sĩ bang vẫn đang chờ tới mùa thu để xây dựng đề xuất chi số tiền đó.
Nước Anh với canh bạc mở cửa trở lại
Thủ tướng Boris Johnson quyết định mở cửa với niềm tin vắc xin đã giúp giảm đáng kể số ca nhiễm và số ca nhập viện do Covid-19 dù biến chủng Delta vẫn đang lây lan nhanh.
Anh sẽ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong phòng chống dịch Covid-19 vào ngày 19/7 tới (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay dự kiến công bố dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng chống dịch Covid-19 còn lại kể từ ngày 19/7 tới.
Trong tuyên bố đưa ra trước đó, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh về "ngày tự do" cho người dân, trong đó sẽ bỏ quy định giãn cách, làm việc tại nhà, bắt buộc đeo khẩu trang, trong khi các quán rượu và các địa điểm khác cũng sẽ không phải yêu cầu khách khai báo thông tin chi tiết. Quầy bar cũng được phép mở cửa trở lại.
Phố Downing cho biết, ông Johnson sẽ nhấn mạnh rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc nhưng tuyên bố Covid-19 là bệnh mà "chúng ta phải học cách sống chung như chúng ta đã từng làm với bệnh cúm". Một phát ngôn viên cho biết điều này có nghĩa là nước Anh vẫn chứng kiến các ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong do Covid-19 dù ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi có chương trình tiêm vắc xin quy mô lớn.
Chính phủ Anh ban đầu dự kiến mở cửa trở vào ngày 21/6, nhưng sau đó hoãn lại 4 tuần để nhiều người dân được tiêm vắc xin, trong bối cảnh biến chủng Delta tấn công mạnh mẽ. Gần 2/3 số người trưởng thành ở Anh hiện đã nhận được tiêm đầy đủ.
Tuy nhiên, việc chính phủ dỡ bỏ các quy định như vậy cũng đang làm bùng lên nhiều chỉ trích của giới chuyên gia y tế trong bối cảnh ca bệnh mới hàng ngày vẫn còn cao.
Canh bạc lớn cho "ngày tự do"
Thủ tướng Johnson quyết định mở cửa với niềm tin vắc xin đã giúp giảm đáng kể số ca nhiễm và số ca nhập viện, dù biến chủng Delta vẫn lây lan nhanh. Theo New York Times , trong vài tuần nữa, cả thế giới sẽ biết liệu ông có hành động đúng hay không.
Chỉ vài ngày nữa, hơn 60.000 người hâm mộ bóng đá sẽ tập trung tại sân vận động Wembley ở London để xem trận bán kết giải vô địch châu Âu 2020 (Euro 2020). Đức mới đây cũng đã mở cửa cho người dân Anh đã được tiêm vắc xin đầy đủ. Thủ tướng Johnson cho biết, ông đang đi đúng hướng khi dỡ bỏ hầu hết các hạn chế chống dịch vào ngày 19/7 - hay như báo chí Anh đã gọi đó là "ngày tự do". Vấn đề là, tất cả những điều này đang xảy ra ở một quốc gia đã ghi nhận 27.125 ca nhiễm virus mới vào hôm 2/7, tăng 52% so với một tuần trước đó.
Quyết tâm mở cửa trở lại của Anh, ngay cả trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao, được đánh giá là một phép thử đầy rủi ro. Theo các chuyên gia, Mỹ và các nước châu Âu đang dõi theo mọi nhất cử nhất động từ Anh để xem liệu một quốc gia có tỷ lệ dân trưởng thành tiêm vắc xin cao như vậy có thể sống chung với Covid-19 hay không?
Người đứng đầu chương trình y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh (Anh) Devi Sridhar cho rằng, thế giới đang theo dõi Anh để xem việc sống chung với Covid-19 sẽ như thế nào. Theo bà, tuần tới sẽ là "thời điểm vàng" để xác định xem Thủ tướng Johnson có thắng trong "canh bạc" này hay không.
Giáo sư Sridhar nhận định, Anh là một quốc gia tiêu biểu của sự thay đổi quan điểm chống dịch nổi bật, từ một quốc gia thờ ơ với đại dịch rồi sau đó phải phong tỏa nghiêm ngặt vì dịch hoành hành trở thành nơi triển khai tiêm vắc xin nhanh nhất và giờ là mở cửa trở lại. Bà nói thêm, việc phong tỏa là cần thiết bởi vì mối lo lây nhiễm từ những ca nhập cảnh.
Tuy nhiên, giờ đây với 62% người trưởng thành được tiêm đầy đủ, các nhà khoa học cho rằng đã đến lúc đánh bạc với vắc xin để mở cửa trở lại. Giáo sư Sridhar cho biết, nếu những dấu hiệu đầy hứa hẹn sớm này được giữ vững, nước Anh có thể đạt được mục tiêu mơ ước: miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vắc xin.
Nước Anh hiện nay là hình ảnh đối nghịch với Australia, quốc gia đóng cửa biên giới nghiêm ngặt nhất để dập dịch nhưng lại chậm trễ trong việc tiêm vắc xin. Hiện nay, khi biến chủng Delta tấn công, người Australia thấy rõ mặt trái của "chiến lược pháo đài" của họ và đang trải qua đợt phong tỏa nghiêm ngặt khác sau 16 tháng tận hưởng thành quả chống dịch thành công.
Lào tiếp tục phong tỏa thủ đô Vientiane do Covid-19 đến hết ngày 19/7 Lào tiếp tục phong tỏa thủ đô Vientiane đến hết ngày 19/7. Đây là lần thứ 5 liên tiếp, Lào quyết định gia hạn phong tỏa thủ đô, được thực hiện từ ngày 22/4 đến nay. Tại cuộc họp báo ngày 4/7, người phát ngôn Chính phủ Lào, bà Thipphakone Chanthavongsa cho biết, dịch Covid-19 tại nước này có xu hướng giảm, đặc...