Tổng thống Mỹ ký dự luật bổ sung viện trợ 12,4 tỷ USD cho Ukraine
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/9 đã ký dự luật thông qua các khoản ngân sách đến ngày 16/12/2022, bao gồm viện trợ bổ sung 12,4 tỷ USD cho Ukraine.
Sáng kiến này trước đó đã được Quốc hội Mỹ thông qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Washington D.C. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông cáo, Nhà Trắng xác nhận: “Vào ngày 30/9, Tổng thống đã ký thành luật Đạo luật Viện trợ Tiếp tục và Viện trợ Bổ sung cho Ukraine”, cung cấp các khoản ngân sách bổ sung tài khóa 2023 cho các cơ quan Liên bang đến ngày 16/12/2022, để tiếp tục các dự án và hoạt động của Chính phủ Liên bang, và bao gồm các khoản tài trợ bổ sung để ứng phó với tình hình ở Ukraine”.
Dự luật tiếp tục cấp ngân sách cho Chính phủ Mỹ, được cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua trước nửa đêm 30/9 (giờ địa phương), nếu không, Chính phủ Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động một phần. Dự luật cũng sẽ cho phép nhà lãnh đạo Mỹ được quyền chuyển số vũ khí trị giá 3,7 tỷ USD từ kho dự trữ của quân đội Mỹ tới Ukraine để hỗ trợ các lực lượng vũ trang nước này.
Video đang HOT
Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 13,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát ngày 24/2, so với khoảng hai tỷ USD trong giai đoạn 2014-2021. Giới chức Nhà Trắng cho biết khoảng 3/4 số này đã được giải ngân hoặc duyệt chi.
Bất chấp nguy cơ cạn kiệt dự trữ, Đức sẽ viện trợ quân sự thêm 500 triệu euro cho Ukraine
Chính phủ Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự, gồm các hệ thống phòng không, bệ phóng tên lửa, vũ khí chính xác...
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo nguy cơ cạn kiệt kho dự trữ quân sự.
Xe tăng Ukraine tiến về tiền tuyến ở vùng Luhansk. Ảnh: AFP/Getty Images
Hãng tin AFP cho biết Chính phủ Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự, với phần lớn hang được chuyển giao trong năm tới.
Các thiết bị quân sự được Đức cam kết viện trợ sẽ bao gồm ba hệ thống phòng không IRIS-T, "khoảng một chục xe thu hồi có vũ trang, 20 bệ phóng tên lửa gắn trên xe bán tải, đạn chính xác và thiết bị chống máy bay không người lái" - theo phát ngôn viên Chính phủ Đức.
Đức cùng với một số quốc gia thành viên EU khác và Mỹ, Anh, Canada, Australia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, tất cả các chuyến giao hàng của Đức trong những tháng đầu chỉ liên quan đến vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và phòng không di động, cũng như đạn dược và nhiên liệu. Berlin bị chỉ trích vì mất khá lâu thời gian do dự không chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Đến cuối tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov mới thông báo nước này đã tiếp nhận lô hàng vũ khí hạng nặng gồm các hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và đạn dược từ Đức. Trước đó, Đức cam kết chuyển giao ít nhất 30 xe bánh xích trang bị pháo phòng không Gepard cho Ukraine. Lô hàng 15 hệ thống phòng Gepard được Đức giao cho Ukraine vào cuối tháng 7 và đợt giao hàng tiếp theo với 15 hệ thống Gepard diễn ra trong tháng 8.
Trong khi đó, theo kênh RT (Nga) ngày 23/8, Bộ Quốc phòng Đức cho biết nước này không thể cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine mà không làm cạn kiệt kho dự trữ của mình.
Mặc dù quân đội Đức đã đạt đến "giới hạn có thể chấp nhận được" của những gì họ có thể gửi đi, Thủ tướng Olaf Scholz đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc duy trì dòng vũ khí chảy về Kiev.
"Chúng tôi đã đến giới hạn có thể chấp nhận được bán đi kho dự trữ của Bundeswehr (quân đội Đức)", phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht nói với tờ Der Spiegel hôm 22/8, một ngày sau khi tờ này đăng bài báo của các nhà lập pháp Kristian Klinck, Sara Nanni và Alexander Mueller kêu gọi Đức tăng cường giao vũ khí cho Ukraine.
Quân đội Đức đã ở trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng từ rất lâu trước tháng 2, với một báo cáo năm 2019 tiết lộ rằng không đến 20% trong số 68 máy bay trực thăng chiến đấu Tiger của nước này và không đến 30% trong số 136 máy bay phản lực Eurofighter của nước này đang hoạt động. Báo cáo cũng cho thấy dự trữ đạn dược thấp và binh lính thiếu các trang bị cần thiết, bao gồm giày, quần áo và giường.
Bất chấp việc Thủ tướng Scholz đã công bố một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng vào tháng 3, và mặc dù thực tế là ngân sách dành cho Bundeswehr đã tăng từ 37 tỷ euro vào năm 2017 lên 50 tỷ euro trong năm nay, quân đội vẫn chưa khắc phục được những thiếu hụt này .
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc các nước phương Tây vận chuyển vũ khí cho Ukraine, đồng thời khẳng định việc này sẽ không giúp thay đổi tiến trình của cuộc xung đột mà chỉ khiến xung đột kéo dài.
Iran bỏ 'lằn ranh đỏ' để thúc đẩy việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân? Tehran đã từ bỏ yêu cầu rằng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cần được loại khỏi danh sách khủng bố của Mỹ. Chính quyền Trump đã chỉ định IRGC là "một tổ chức khủng bố" vào năm 2019. Ảnh: AFP Theo tờ Thời báo Israel mới đây, Iran đã từ bỏ quy định "lằn ranh đỏ" nhằm thúc đẩy...