Tổng thống Mỹ ‘không hài lòng’, trách Trung Quốc cảnh báo muộn về COVID-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “không hài lòng” với việc Trung Quốc không sẵn sàng cảnh báo về đại dịch COVID-19.
“Chúng tôi trao đổi rất nhiều với Trung Quốc. Để tôi tóm gọn lại thế này: Tôi không hài lòng, rõ chứ? Tôi rất không hài lòng”, Tổng thống Trump phát biểu trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 18/4.
“Tôi nói chuyện với họ và việc này lẽ ra phải chấm dứt từ lâu. Họ biết điều đó và chúng tôi không được can thiệp. WHO cũng không can thiệp. Tôi ước gì họ có thái độ khác”, ông Trump nói thêm.
Ông Trump không hài lòng với thái độ của Trung Quốc trong việc cảnh báo về đại dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ ám chỉ Trung Quốc không sẵn sàng hợp tác với nước khác và các tổ chức quốc tế khi dịch bệnh mới bùng phát.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “không báo cáo những gì xảy ra ở Trung Quốc”. Theo ông Trump, đại dịch COVID-19 lẽ ra phải được ngăn chặn từ sớm.
“Rất nhiều chuyện kỳ lạ đang xảy ra. Và có các cuộc điều tra đang được thực hiện, chúng ta sẽ tìm ra”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
“Tất cả những gì tôi có thể nói là dù nó (virus) đến đâu hay từ Trung Quốc, dưới bất kỳ một hình thức nào, thì 184 nước đã chịu tổn thương. Điều đó thật tồi tệ, phải không? Và lẽ ra chuyện này đã được giải quyết rất dễ dàng ngay khi mới bắt đầu”, ông Trump nói.
Video: Tổng thống Mỹ ‘không hài lòng” vì Trung Quốc cảnh báo muộn về COVID-19
Trong buổi họp báo mới nhất, Tổng thống Trump tiếp tục nhấn mạnh quan điểm mà ông chia sẻ trên Twitter hôm qua (17/4), khi cho rằng Trung Quốc không cung cấp số liệu đầy đủ về số người chết do COVID-19.
“Các bạn biết đấy. Khi tôi đọc báo mỗi buổi tối và thấy rằng chúng ta nhiều nhất (số người chết vì COVID-19), thực ra không phải. Nhiều nhất thế giới phải là Trung Quốc”, ông Trump khẳng định.
TIỂU CƯỜNG
Nhiều lần trì hoãn làm theo yêu cầu của Washington, Thủ tướng Anh lên tiếng xoa dịu Mỹ
Ngày 4/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ tình báo với Mỹ trong quyết định của London đối với Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO. (Nguồn: Getty)
Mỹ đã gây sức ép châu Âu, trong đó có Anh, nhằm loại bỏ Huawei bởi Washington cho rằng hãng này có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của họ có thể bị Bắc Kinh lợi dụng để do thám. Tuy nhiên, Anh đã nhiều lần trì hoãn việc ra quyết định về vấn đề này và không thể dự kiến điều gì trước cuộc bầu cử ngày 12/12, khi đảng Bảo thủ của ông Johnson đang hy vọng tái cử.
Trao đổi với báo giới sau Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Watford, phía Bắc London, ông Johnson nêu rõ: "Tôi không muốn đất nước bị thù địch một cách không cần thiết bởi nhà đầu tư của nước ngoài... Mặt khác, chúng ta không thể gây thiệt hại cho các lợi ích an ninh quốc gia sống còn của mình, cũng như không thể gây thiệt hại cho năng lực hợp tác với các đối tác an ninh khác trong (cộng đồng tình báo) Five Eyes... Đó sẽ là tiêu chí chủ chốt chi phối quyết định của chúng ta đối với Huawei".
Ông Johnson nói thêm: "Chúng ta sẽ đưa ra quyết định và chúng ta sẽ thực hiện việc đó dựa trên tầm quan trọng tối cao của việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu quốc gia và cũng như bảo vệ các mối quan hệ của cộng đồng Five Eyes".
Cộng đồng tình báo Five Eyes bao gồm Australia, Canada, Anh, New Zealand và Mỹ.
QT
Theo baoquocte.vn
Thủ tướng Canada nói gì sau khi bị Trump gọi là 'kẻ hai mặt' Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thừa nhận rằng ông và các nhà lãnh đạo thế giới khác đã bàn tán về Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một sự kiện tại Cung điện Buckingham, sau khi biết về việc này ông Trump đã gọi Trudeau là "kẻ hai mặt". Đoạn video được lan truyền trên mạng Internet, cho thấy Thủ tướng Anh...