Tổng thống Mỹ kêu gọi thông qua Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn
Sự việc sát hại hai nhà báo của Đài CBS khiến Tổng thống Mỹ một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội thông qua Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn.
Vụ sát hại hai nhà báo của đài CBS, Mỹ ngày hôm qua (26/8) đã gây chấn động nước Mỹ, đất nước được cho là có số người sử dụng súng đạn nhiều nhất thế giới. Một lần nữa, vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ lại được đưa ra tranh cãi.
Nghi can sát hại 2 nhà báo của đài CBS, Mỹ đã chết trong bệnh viện do tự sát bằng cách bắn bị thương chính mình sau khi bị cảnh sát truy đuổi. Nghi can này tên là Vester Flanagan, 41 tuổi và là người da màu. Cùng trong ngày 26/8, tên này đã bắn chết nữ phóng viên Alison Parker và quay phim Adam Ward khi hai nhà báo này đang thực hiện một chương trình phát sóng trực tiếp. Do cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp nên toàn bộ cảnh tượng đã được máy quay ghi lại, cùng với nhiều tiếng la hét thất thanh trước khi anh Adam và máy quay đổ xuống.
Video đang HOT
Sự việc khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi quốc hội thông Dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: “Những gì mà chúng ta thấy là số công dân Mỹ thiệt mạng trong các vụ nổ súng bạo lực cao hơn so với con số tử vong trong các cuộc tấn công khủng bố. Chúng ta sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD để ngăn chặn các hoạt động khủng bố. Vậy mà chúng ta lại không sẵn sàng cho việc siết chặt các biện pháp an toàn súng đạn mà có thể cứu được mạng sống của nhiều người”.
Với 310 triệu khẩu súng đang lưu hành trên thị trường, Mỹ là một trong những quốc gia sử dụng vũ khí nhiều nhất trên thế giới. Súng đạn hiện được xếp thứ 13 trong danh mục các nguồn gốc dẫn tới chết người nhiều nhất hàng năm ở Mỹ.
Theo_VTV
Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu - Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Nhà Trắng và nước Mỹ chấn động sau vụ bắn chết 2 nhà báo Nhà Trắng đã nhanh chóng lên án mạnh mẽ vụ bắn 2 nhà báo, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ sớm thông qua luật kiểm soát súng đạn. Nước Mỹ hôm qua (26/8) tiếp tục chấn động sau vụ xả súng nhằm vào hai nhà báo đang tác nghiệp. Nhà Trắng đã ngay lập tức lên án mạnh mẽ vụ tấn công...