Tổng thống Mỹ kêu gọi loại bỏ bạo lực nhằm vào người Hồi giáo
Ngày 15/3, Nhà Trắng đã phát Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhân Ngày Quốc tế chống bài trừ Hồi giáo.
Trong tuyên bố, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi loại bỏ thù hận và bạo lực nhằm vào người Hồi giáo, đồng thời tạo dựng một thế giới tự do tín ngưỡng và an toàn cho mọi người dân.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC ngày 7/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Tổng thống Biden đã đề cập đến vấn đề bạo lực và sự thù hận mà người Hồi giáo trên toàn thế giới thường xuyên phải đối mặt. Ông cho biết Mỹ đang nỗ lực hết sức để xây dựng một thế giới nơi mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và mọi thành phần đều được sống tự do mà không lo bị đàn áp. Tổng thống Biden nhấn mạnh nỗi ám ảnh Hồi giáo không có chỗ đứng ở Mỹ, song không ít người Hồi giáo vẫn đang phải chịu đựng sự sợ hãi vô căn cứ, sự phân biệt đối xử trắng trợn, quấy rối và bạo lực trong cuộc sống hàng ngày.
Trong ngày kỷ niệm này, ông Biden đã nhắc lại vụ việc ngày này 5 năm trước, một tay súng đã bắn vào những người đang hành lễ tại đền thờ Hồi giáo Al Noor và Trung tâm Hồi giáo Linwood ở Christchurch (New Zealand) khiến 51 người thiệt mạng và 40 người khác bị thương. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhớ đến Wadea al-Fayoume, một cậu bé 6 tuổi người Mỹ gốc Palestine bị giết hại dã man tại nhà riêng vào mùa Thu năm ngoái. Theo ông, đây là lời nhắc nhở tàn khốc về việc tất cả người Mỹ phải kiên quyết đứng lên chống lại sự ghét bỏ người Hồi giáo. Ông cho biết, năm 2022, chính quyền Mỹ đã thành lập Ủy ban chính sách liên ngành chống lại tư tưởng bài Hồi giáo, bài Do Thái cũng như các thành kiến và sự phân biệt đối xử liên quan.
Hiện tại, Mỹ đang soạn thảo Chiến lược quốc gia đầu tiên chống lại các hình thức thiên vị, phân biệt đối xử tôn giáo. Mục tiêu của chiến lược là huy động nỗ lực của toàn xã hội nhằm chống lại mọi hình thức thù hận, phân biệt đối xử và thành kiến đối với các cộng đồng Hồi giáo, đạo Sikh ở Nam Á và người Mỹ gốc Arab, đồng thời nâng cao nhận thức về di sản và những đóng góp vô giá của cộng đồng người
Video đang HOT
Hồi giáo cho nước Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang đẩy mạnh tăng cường an ninh cho các đền thờ Hồi giáo và những nơi thờ cúng khác; nỗ lực ngăn chặn các hành động tội ác nhằm vào các cộng đồng dễ bị tổn thương; tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia chống chủ nghĩa bài Do Thái và thúc đẩy Sáng kiến của Nhà Trắng về bạo lực có động cơ thù hận.
Tuyên bố nhân Ngày Quốc tế chống bài trừ Hồi giáo của Tổng thống Biden đã thể hiện rõ những bước đi cụ thể của Mỹ trong việc nỗ lực tạo dựng một môi trường sống bình đẳng cho mọi người dân thuộc các tôn giáo khác nhau. Ông Biden thừa nhận mặc dù những nỗ lực này chưa thực sự được như mong đợi nhưng chính quyền của ông chưa bao giờ có ý định từ bỏ.
Nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, Tổng thống Biden và Phu nhân gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới những người Hồi giáo trên khắp thế giới, đồng thời tái khẳng định cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt sự thù hận và chủ nghĩa bài Hồi giáo.
Những điểm nóng đang 'tích tụ' thành một cuộc chiến lớn ở Trung Đông
Nhiều điểm nóng giao tranh giữa các đối thủ khác nhau, trên các mặt trận khác nhau cùng với các mục tiêu khác nhau hiện đang "hội tụ" thành một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông.
Các tay súng Houthi ở thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuần qua, các lực lượng Mỹ và Anh đã tiến hành nhiều cuộc tấn công mới nhằm vào các mục tiêu liên quan Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Houthi dường như không thể giảm bớt các cuộc đối đầu ở Biển Đỏ hay căng thẳng ở bất kỳ nơi nào khác ở Trung Đông. Kể từ tháng 11/2023 đến nay, Houthi đã tấn công hơn 30 tàu dân sự ở Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Mới đây, Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) đã cảnh báo rằng "phản ứng quân sự trước các cuộc tấn công của Houthi có thể có giá trị mang tính biểu tượng đối với các quốc gia phương Tây và hạn chế một số khả năng của Houthi nhưng chỉ có tác động tổng thể hạn chế và thậm chí chúng còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn".
ICG lập luận rằng Houthi "có động lực vì nhận được sự ủng hộ của công chúng" khi đứng về phía Hamas ở Gaza và sử dụng các biện pháp tấn công phi đối xứng liên quan đến thương mại quốc tế. Gần 15% thương mại đường biển của thế giới đi qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố về phản ứng của Mỹ, các cuộc tấn công của Houthi, gia tăng kể từ ngày 19/11, đã ảnh hưởng đến gần 50 quốc gia.
Lực lượng Mỹ và Anh đã phóng 150 tên lửa và bom tấn công 60 mục tiêu quân sự ở hơn 20 địa điểm ở Yemen. Tuy nhiên, Houthis được cho là vẫn còn phần lớn tài sản quân sự của họ. Giống như Hamas, Houthi "cảm thấy tự tin về hành động với tổn thất có thể chấp nhận được", ICG cho biết. Cả hai lực lượng dân quân này đang kéo thế giới vào cuộc xung đột ở Trung Đông. Hôm 4/2, Houthis đã bắn vào một tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ. Ngày 5/2, họ tấn công một tàu container thuộc sở hữu của Mỹ. Ngày 6/2, Houthi tấn công một tàu container khác và Mỹ đã bắn tên lửa vào bốn địa điểm ở Yemen, nơi tên lửa của Houthi chuẩn bị được phóng.
Việc leo thang trả đũa và những mối nguy hiểm trong tương lai là sự kết hợp của các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Nhiều điểm nóng giao tranh giữa các đối thủ khác nhau hoặc trên các mặt trận khác nhau cùng với các mục tiêu khác nhau hiện đang "hội tụ" thành một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông. Trên cơ sở đó, các chuyên đã liên tục đưa ra cảnh báo về một cuộc chiến tranh ngày càng mở rộng. Julien Barnes-Dacey, Giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, nhận định: "Giờ đây, Mỹ đã bị cuốn vào các cuộc giao tranh ở Trung Đông. Khi tình hình leo thang, Mỹ khó có thể đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực".
Các tay súng Houthi ở thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều điểm nóng đan xen ở Trung Đông
Sự đan xen của các xung đột cục bộ ngày càng phức tạp. Israel phải đối mặt với 4 chiến tuyến khác nhau. Nước này đã chiến đấu với Hamas ở Dải Gaza kể từ cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái. Trong khi đó, Hezbollah đã tiến hành khoảng 700 cuộc tấn công từ Liban nhằm vào biên giới phía Bắc Israel để thể hiện tình đoàn kết với Hamas. Hai nhóm vũ trang (một nhóm dòng Sunni, một nhóm dòng Shiite) có chung các mục tiêu chiến lược, nhưng họ có các chương trình nghị sự nội bộ khác nhau. Theo tình báo Mỹ, Hamas không hợp tác với Hezbollah trong các cuộc tấn công. Họ phần lớn tiến hành các chiến dịch riêng biệt nhằm vào Israel cho đến nay.
Hiện Israel vẫn chưa có hòa bình với 16 nước Arab. Những tiến bộ gần đây về Hiệp định Abraham, được thiết kế nhằm chấm dứt hơn 70 năm xung đột Arab - Israel, đã bị đình trệ vô thời hạn, bất chấp nỗ lực ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Joe Biden. Theo một cuộc thăm dò hồi tháng trước của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, 96% người Saudi Arabia được hỏi cho rằng tất cả các quốc gia Arab nên chấm dứt quan hệ với Israel, trong khi có 40% ủng hộ Hamas, tăng so với chỉ 10% vào tháng 8 năm ngoái.
Mặt trận tiếp theo của Israel là cuộc chiến "ngầm" với Iran đang diễn ra ở Syria. Tel Aviv đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào kho vũ khí, cơ sở quân sự và lực lượng thân Iran ở Syria. Những cuộc tấn công đã leo thang kể từ ngày 7/10/2023. Theo các quan chức Mỹ, mối lo ngại lớn nhất của Israel là chương trình hạt nhân của Iran, vốn đã âm thầm tăng tốc kể từ ngày 7/10/2023 sau khi chậm lại trong mùa hè năm ngoái.
Trong khi đó, Houthi đã bắn tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, đồng thời tiến hành hàng chục cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại quốc tế, bao gồm cả tàu chiến Mỹ, ngoài khơi bờ biển của họ.
Ở các chiến tuyến khác, lực lượng Mỹ vẫn được triển khai ở Iraq và Syria để ngăn chặn tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vốn đã sụp đổ 5 năm trước. Họ cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Israel - Hamas. Kể từ giữa tháng 10 năm ngoái, lực lượng Mỹ đã bị máy bay không người lái, tên lửa, súng cối và đạn pháo công hơn 130 lần - mặc dù không phải từ IS. Các cuộc tấn công đã được thực hiện bởi nhiều nhóm dân quân khác nhau ở những nước khác nhau. Họ đã tiến hành gần 80 cuộc tấn công vào các lực lượng Mỹ ở Syria và hơn 50 cuộc tấn công vào mục tiêu Mỹ ở Iraq và gần nhất đã có 3 lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan.
Trong bối cảnh đó, Mỹ ngày càng bị lôi kéo vào cuộc giao tranh với Houthi bằng các cuộc tấn công đáp trả. Vào ngày lễ Giáng sinh (24/12/2023), các cuộc không kích của Mỹ đã tiêu diệt một số thành viên của Kata'ib Hezbollah, một nhóm cực đoan ở Iraq và phá hủy 3 cơ sở của nhóm này. Vào ngày 4/1, một cuộc không kích của Mỹ đã giết chết một chỉ huy cấp cao của một lực lượng dân quân Iraq khác, Harakat al-Nujaba. Iraq đã lên án vụ ám sát là "vi phạm trắng trợn" chủ quyền và an ninh của mình. Ngày hôm sau, Thủ tướng Shia' al-Sudani kêu gọi lực lượng Mỹ ở Iraq rời đi, mặc dù không có ngày cụ thể.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là căng thẳng giữa Washington và Tehran, bắt nguồn từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây. Mỹ quy trách nhiệm cho Iran về cái chết của hàng trăm binh sĩ Mỹ ở Liban, Iraq và Afghanistan, trong khi Iran cáo buộc Mỹ là nguồn cơn gây bất ổn ở Trung Đông. Giữa các cuộc giao tranh khác nhau trong khu vực, Mỹ và Iran vẫn đang nỗ lực để tránh rơi vào một cuộc đối đầu trực tiếp.
Dan Kurtzer, cựu Đại sứ Mỹ tại Israel và Ai Cập, kết luận việc "tích tụ" nhiều cuộc giao tranh rất có thể sẽ biến thành một cuộc chiến lớn ở Trung Đông.
Kênh liên lạc 'đặc biệt' giúp làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Iran Một số nước đã nhiều lần phải làm trung gian kể từ cuộc tấn công do Hamas tiến hành nhằm vào miền Nam Israel và dẫn đến cuộc xung đột ở Dải Gaza. Iran và Mỹ sử dụng "kênh Saudi Arabia" để trao đổi thông điệp và làm dịu căng thẳng ở Gaza. Ảnh: AFP/SPA Chín tháng kể từ khi Riyadh và Tehran...