Tổng thống Mỹ gửi thông điệp tới Iran: “Hãy nắm lấy cơ hội lịch sử”
Hôm qua (19/3) Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên thừa nhận các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran đã đạt bước tiến.
Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi Iran hãy nắm bắt lấy cơ hội lịch sử để đi tới một thỏa thuận toàn diện. Tuyên bố này vừa cho thấy thiện chí của Mỹ, song cũng được xem là lời cảnh báo mà nước này muốn gửi tới Iran giữa lúc các cuộc đàm phán đang bước vào giai đoạn nước rút.
Tổng thống Mỹ thừa nhận các cuộc đàm phán hạt nhân Iran có tiến triển (ảnh: Reuters)
Trong thông điệp phát đi nhân dịp năm mới của người Iran, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận, dù còn nhiều ý kiến ở trong nước và nước ngoài phản đối một giải pháp ngoại giao, song cả Mỹ và Iran đều đang cho thấy quyết tâm tôn trọng các cam kết. Theo ông, thời gian sắp tới là rất quan trọng và các bên đang đứng trước cơ hội lịch sử để đi tới một thỏa thuận hạt nhân toàn diện, có lợi cho toàn thể cộng đồng thế giới.
Tổng thống Obama nói: “Năm nay, chúng ta có cơ hội tốt nhất trong nhiều thập niên nhằm giải quyết những bất đồng. Thông điệp mà tôi muốn gửi tới nhân dân Iran rằng, cùng với nhau chúng ta hoàn toàn có thể đi tới một tương lai mà chúng ta mong muốn. Tôi tin rằng, Mỹ và Iran đang đứng trước cơ hội lịch sử để giải quyết vấn đề hòa bình và chúng ta không nên bỏ lỡ.”
Đây là lần đầu tiên kể từ khi Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức) quyết tâm theo đuổi đàm phán để chấm dứt hàng thập niên căng thẳng liên quan tới chương trình hạt nhân Iran hồi cuối năm 2013, Tổng thống Obama công khai lên tiếng thừa nhận những bước tiến đạt được trong các cuộc thảo luận.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc Tổng thống Obama phát đi thông điệp giữa lúc các cuộc đàm phán đang bước vào giai đoạn nước rút và giữa lúc có nhiều ý kiến hoài nghi về cơ hội thành công của các cuộc thảo luận không chỉ cho thấy thiện chí của Mỹ, mà còn là lời cảnh báo gửi tới Iran. Bởi ngay trước đó cùng ngày, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo, Mỹ sẵn sàng buộc Iran phải trả giá hơn nữa nếu nước này không sẵn sàng giải quyết các mối quan ngại của cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Những ngày qua, các quan chức cả của Mỹ và Iran cũng liên tục có những phát biểu cho thấy, những bất đồng và mục tiêu đạt được thỏa thuận trước cuối tháng này là không hề dễ dàng. Sau cuộc gặp ngày hôm qua tại Thụy Sĩ, cả Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif dù khẳng định có những tiến triển trong đàm phán, song đều thừa nhận, vẫn còn những vấn đề rất gai góc chưa được giải quyết. Ngoại trưởng Iran thậm chí còn tuyên bố sẽ không có thỏa thuận nào cho tới khi mọi vấn đề đều được các bên thống nhất và khẳng định cần phải có thiện chí chính trị để đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Vòng đàm phán hạt nhân hiện nay giữa Iran với các nước phương Tây dự kiến sẽ kết thúc vào ngày hôm nay và dù còn nhiều bất đồng, song nhiều nhà phân tích đều tin rằng, các bên sẽ không rời đàm phán với bàn tay trắng, bởi thỏa thuận khung chỉ là một phần của tiến trình. Các bên vẫn phải nỗ lực rất nhiều để có thể đi tới một thỏa thuận toàn diện vào cuối tháng 6 tới.
Ông Kelsey Davenport, chuyên gia phân tích về giải giáp hạt nhân thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí tại Áo nói: “Chắc chắn là các bên đang tiến gần tới một thỏa thuận. Song vẫn còn những vấn đề kỹ thuật rất phức tạp và những thay đổi tại một khu vực cũng có thể ảnh hưởng tới những khu vực khác, tức là sẽ gây ra hiệu ứng Domino ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình”.
Kể từ khi đạt được thỏa thuận tạm thời hồi cuối năm 2013, mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng, song không thể phủ nhận có nhiều cơ sở để lạc quan về một thỏa thuận cuối cùng, mà trước tiên là nhận thức chung cho rằng đối thoại là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Song cũng một thực tế khác không thể phủ nhận là những thay đổi tại khu vực đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình đàm phán, mà mới đây nhất là cuộc bầu cử Quốc hội Israel.
Chính vì thế, nếu các bên không thực sự cho thấy quyết tâm chính trị thì tiến trình đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran sẽ mãi chỉ là một tiến trình luẩn quẩn không lối thoát./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Tổng thống Ukraine ký luật trao quy chế đặc biệt cho miền Đông
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/3 đã ký ban hành đạo luật sửa đổi về quy chế đặc biệt tự quản của một số khu vực thuộc tỉnh Donesk và Lugansk.
Tổng thống Petro Poroshenko. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đạo luật này trước đó đã được Quốc hội Ukraine thông qua và bị Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine phản đối mạnh mẽ.
Theo đạo luật mới này, một số khu vực thuộc vùng Donbass sẽ được hưởng quy chế tự quản đặc biệt, tuy nhiên việc áp dụng quy chế này sẽ chỉ tiến hành sau khi các khu vực này tiến hành bầu cử theo luật pháp Ukraine. Ngoài ra, hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk được coi là "các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm".
Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine ngay lập tức lên tiếng phản đối đạo luật này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc điện đàm ngày 18/3 với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier đã bày tỏ quan ngại việc chính quyền Ukraine coi hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk là vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Ông nhấn mạnh điều này đi ngược lại thỏa thuận Minsk và có thể phá vỡ tiến trình hòa bình, dẫn tới một vòng xoáy bất ổn mới tại khu vực Đông Nam Ukraine. Cũng trong cuộc điện đàm này, hai ngoại trưởng nhất trí cần đẩy mạnh nỗ lực thực hiện thỏa thuận Minsk.
Cùng ngày, người phát ngôn Tổng thống Nga, Dmitry Peskov tuyên bố Mỹ và phương Tây cần lưu ý tới mưu toan nguy hiểm cản trở thực hiện hiệp định Minsk của chính quyền Kiev hơn là gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donesk tự xưng Alexander Zakharchenko và người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng Igor Plotnisky cùng ra tuyên bố nhấn mạnh với việc từ chối quy chế đặc biệt cho toàn vùng Donbass, chính quyền Kiev đã không tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk và đưa tình hình vào ngõ cụt.
Hai ông này tuyên bố sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào với Kiev cho tới khi đạo luật mới này bị hủy bỏ.
Bất chấp những phản ứng của Nga và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc điện đàm ngày 18/3 đều khẳng định sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga.
Hai nhà lãnh đạo này cùng tuyên bố việc thực hiện thỏa thuận Minsk, bao gồm việc rút vũ khí hạng nặng khỏi các khu vực giao tranh và mở cuộc đối thoại chính trị quốc gia, là cần thiết nhằm đem lại một giải pháp hòa bình và lâu dài cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Liên quan đến tình hình miền Đông Ukraine, phái bộ giám sát đặc biệt (SMM) thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine ngày 18/3 cho biết chưa thể xác nhận việc kết thúc tiến trình rút vũ khí tại miền Đông Ukraine.
SMM kêu gọi các bên xung đột cho phép các quan sát viên tới những nơi cần thiết để kiểm tra quá trình này.
SMM cũng tuyên bố lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine nhìn chung vẫn được tuân thủ, ngoài một số giao tranh lẻ tẻ tại khu vực sân bay Donesk và gần thành phố cảng Mariupol./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Dấu hiệu rạn nứt mới của quan hệ Nhà Trắng và Thủ tướng Israel Trong một bước đi phản ánh chiều hướng tiếp tục rạn nứt trong quan hệ giữa hai đồng minh, ngày 18/3, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama một mặt chúc mừng ông Benjamin Netanyahu tái cử chức Thủ tướng Israel, mặt khác cảnh báo nhà lãnh đạo này về những quan điểm trong quan hệ với Palestine. Tổng thống Mỹ Obama...