Tổng thống Mỹ gửi lời chúc mừng năm Canh Tý
Tổng thống Trump cùng phu nhân Melania gửi lời chào và lời chúc mừng tới những người ăn Tết Nguyên đán, đặc biệt là người Mỹ gốc Á.
“Melania và tôi xin gửi lời chào ấm áp nhất tới người dân ở Mỹ và trên toàn thế giới đang đón Tết Nguyên đán” – Tổng thống Mỹ viết trong thông điệp mừng năm mới ngày 24/1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania. (Ảnh: CNN)
Ông nói: “Nhân dịp này, chúng tôi cùng hàng triệu người trên toàn cầu chào đón Năm con Chuột và một năm mới những cơ hội để tạo ra tác động tích cực trong cuộc sống của những người khác. Khi những người mang di sản châu Á kỷ niệm khoảng thời gian đặc biệt này trong năm thông qua pháo hoa, đồ ăn và sự thân thiết với những người thân yêu, chúng tôi chúc họ hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng trong năm tới.
ôi cũng muốn ghi nhận và tỏ lòng biết ơn chân thành theo nhiều cách về những gì mà người Mỹ gốc Á đã làm giàu nền văn hóa quốc gia của chúng ta, củng cố kinh tế và tăng cường quốc phòng. Những đóng góp to lớn của họ cho nước Mỹ là một phần độc đáo trong lịch sử và bản sắc của đất nước chúng ta. Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới!”
Thông điệp chúc mừng của Tổng thống Mỹ và Đệ nhất phu nhân được đăng tải chỉ vài giờ trước khi hàng tỷ người thuộc nhiều quốc gia châu Á và cộng đồng gốc Á ở khắp nơi trên thế giới chuẩn bị đón thời khắc Giao thừa năm mới Canh Tý theo âm lịch.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: White House)
Theo vtc.vn
Thung lũng San Gabriel, 'thủ đô' của người Mỹ gốc Á
Thủ đô của người Mỹ gốc Á chính là danh từ được dùng để miêu tả Thung lũng San Gabriel, một khu vực rộng 36 km vuông phía Đông thành phố Los Angeles. Gần nửa triệu người Châu Á sinh sống ở đây, nơi có 9 thành phố có đa số dân là Châu Á.
Thung lũng San Gabriel, còn được dân địa phương gọi với cái tên "SGV", là nhà của Mike Chou suốt 30 năm qua. Khi anh vừa tròn 5 tuổi, cha mẹ anh di cư từ Đài Loan qua Mỹ, và sống tại tại thành phố Walnut. Đó là một thành phố có phần đa dân số là người gốc Á. Anh cho biết:
"Lúc đó cha mẹ tôi không nói được tiếng Anh. Vì vậy sống ở đây thì dễ dàng cho họ giao tiếp hơn. Nhà tôi gần tất cả các thể loại chợ búa. Khu này mang dáng dấp của một khu Á Đông, nên việc hoà nhập trở nên dễ dàng hơn nhiều."
Khu SGV này có một cộng đồng người nhập cư gốc Hoa rất lớn, bắt đầu hình thành khi dòng người Đài Loan kéo tới vào những năm 1970, rồi sau đó cứ tiếp tục tăng dần nhưng với số lượng nhỏ hơn vào những năm 80, khi gia đình Chou tới đây. Chou giờ đây đã trở thành một nhân viên môi giới bất động sản, dẫn dắt một nhóm đa ngôn ngữ, bao gồm cả Roxane Sheng, người giúp mua bán nhà cửa trong khu vực. Cô cho biết:
"Phần lớn khách hàng của tôi là người Trung Quốc nói tiếng phổ thông, nhưng họ đều sống ở đây, làm việc ở đây, hoặc tới đây để học. Một số đến Mỹ để tái đầu tư, mua tài sản đầu tư."
Trong suốt 10 đến 15 năm qua, khu SGV bắt đầu đón nhận dòng người nhập cư mới đến từ Trung Quốc đại lục. Sheng là một trong số đó. Xuất thân từ Trung Quốc, cô tới Mỹ lấy bằng thạc sĩ và lưu lại. Theo cô, có rất nhiều lí do khiến SGV hấp dẫn đối với người Trung Quốc.
Roxane Sheng nói: "Tất cả mọi người đều nói tiếng phổ thông. Họ có thể đi ngân hàng, bưu điện, tiệm tạp hoá. Họ có thể làm mọi thứ mà không cần biết tiếng Anh."
Người nhập cư cũng bị thu hút bởi khí hậu dễ chịu vùng Nam California, và có vị trí khá gần với Châu Á, so với các thành phố khác của Mỹ. Nhiều người nhập cư đã quen sống trong các toà chung cư cao tầng tại Trung Quốc.
Roxane Sheng cho biết: "Chúng tôi có rất nhiều căn nhà riêng biệt. Họ chỉ cần tìm nhà thế là họ được sở hữu đất, có sân vườn. Và họ không phải sống với những người hàng xóm ở tầng trên và tầng dưới."
Những người nhập cư đến từ các nước Đông Nam Á cũng sống trong khu vực này.
Annie Xu, di dân Philippines gốc Hoa, cho biết: "Tôi nói tiếng Tagalog, Hokkien, tiếng Quan Thoại và tiếng Anh."
Annie Xu cùng chồng đến Mỹ từ Philippines. Cũng là một thành viên của đội môi giới bất động sản của Mike Chou, Xu tìm nhà cho những người nhập cư đến từ Đông Nam Á như Philippines, Indonesia và Nam Á. Shabana Khan là một trong những khách hàng đang đi kiếm nhà có sân vườn. Cô là người gốc Nam Á, và tới SGV từ New York.
Shabana Khan, di dân Ấn Độ, nói: "New York có phong cách tràn đầy năng lượng, nhưng ở đây cũng vậy, bạn biết đấy. Nhưng ngay khi bạn có con, tôi nghĩ rằng California là nơi tốt nhất để an cư. Thung lũng San Gabriel rất tuyệt vời. Bạn sẽ gặp rất nhiều nền văn hoá Á Châu khác nhau tại đây.
Đa dạng văn hoá cũng đồng nghĩa với việc SGV có nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác nhau. Theo một báo cáo của Asian Americans Advancing Justice- Los Angeles, ước tính có khoảng 58.000 người vô gia cư gốc Á tại SGV, và gần một phần ba người gốc Á ở đây có mức thu nhập thấp.
Roxane Sheng cho biết thêm: "Một số người mới tới, họ chưa tìm được việc làm ổn định, tiếng Anh của họ không đủ tốt để tìm những công việc tử tế."
Cho dù có mức sống ra sao, dân số gốc Á tại Thung lũng San Gavriel tiếp tục tăng cap, bởi đây là nơi giúp người ta chuyển từ nền văn hoá Á Đông sang lối sống kiểu Mỹ dễ dàng hơn rất nhiều
Theo voa
Barron Trump tuổi 13: Cao gần 2m, ngày càng ra dáng hoàng tử Nhà Trắng Cứ mỗi lần Barron Trump xuất hiện, công chúng lại trầm trồ vì cậu bé 13 tuổi ngày càng cao lớn, thậm chí vượt qua cả bố và gần như đang tiến đến con số 2m. Trong số các con của Tổng thống Mỹ Donald Trump thì cậu bé Barron Trump dường như là đặc biệt nhất. Bởi lẽ khác với anh chị,...