Tổng thống Mỹ gặp khó trong xoay chuyển chính sách Trung Đông
Những thành tích mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden làm được tại Trung Đông cho đến giờ vẫn chưa tạo được dấu ấn. Tổng thống Biden chủ yếu vẫn tránh đối mặt với một số vấn đề phức tạp nhất của khu vực.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại phòng Roosevelt ở Nhà Trắng ngày 8/7. Ảnh: AP
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden luôn tìm cách định hình lại chính sách đối ngoại của Washington ở Trung Đông, chú trọng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Song trên thực tế, nhà lãnh đạo Mỹ đã gặp nhiều khó khăn khi muốn tách biệt cách tiếp cận của mình khỏi phương pháp cũ của người tiền nhiệm Donald Trump.
Theo hãng tin AP, trong chuyến công du tới khu vực Trung Đông tuần này, Tổng thống Biden sẽ có các cuộc gặp với Quốc vương Saudi Arabia Salman và Thái tử Mohammed bin Salman.
Trước đó, trong thời gian vận động tranh cử, ông Biden cam kết sẽ điều chỉnh lại mối quan hệ của Mỹ với Saudi Arabia, một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông. Nhà lãnh đạo này cho rằng Washington sẽ nhận thêm nhiều lợi ích nếu như kết thân với Saudi Arabia thay vì tẩy chay.
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Biden sẽ là Israel. Tại đây, một lần nữa, lập trường của ông dường như sẽ dịu đi kể từ những tuyên bố cứng rắn mà ông đưa ra khi tranh cử tổng thống.
Khi còn là ứng viên, ông Biden thường xuyên lên án chính sách của chính quyền Tổng thống Trump đối với các khu định cư của Israel ở Bờ Tây. Tuy nhiên, giờ đây, với tư cách là tổng thống, ông không thể gây sức ép buộc người Israel ngừng xây dựng các khu định cư cho người Do Thái cũng như không đưa ra bất kỳ sáng kiến mới nào để khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình đã bị đình trệ từ lâu giữa Israel và Palestine.
Video đang HOT
Tổng thống Biden dường như còn ủng hộ quyết định năm 2019 của cựu Tổng thống Trump công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan – điều đã đảo ngược chính sách kéo dài hơn nửa thế kỷ của Mỹ.
“Những gì mà Tổng thống Biden làm sắp tới tại Jeddah, bất kể Ngoại trưởng Mỹ hay Bộ trưởng Quốc phòng hay thậm chí một nhà đại sứ có chuyên môn đều có thể làm được. Nói tóm lại sẽ chẳng có một kết quả nào từ chuyến công du này… Chính quyền Tổng thống Biden đã có chính sách tiếp nối khá khó hiểu từ chính quyền Trump – một cách thể hiện ít phản kháng nhất trên nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm các vấn đề về Jerusalem, Tây Sahara, Cao nguyên Golan”, Natan Sachs, Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Đông tại Viện Brookings, nhận định.
Dự án cờ Israel và Mỹ được vẽ trên các bức tường ở Thành Cổ Jerusalem ngày 4/7/2022. Ảnh: AP
Trong chuyên mục bình luận trên báo Washington Post số ra ngày 9/7, Tổng thống Biden tuyên bố Trung Đông đã trở nên ổn định và an toàn hơn trong gần 18 tháng ông đương chức. Nhà lãnh đạo Mỹ chỉ ra chính quyền của ông đã nỗ lực thúc đẩy một liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu và phong trào Houthi tiến tới đạt được một thỏa thuận ngừng bắn sau 7 năm chiến tranh khiến 150.000 người Yemen thiệt mạng. Tổng thống Biden cũng viện dẫn vai trò của chính quyền ông trong nỗ lực sắp xếp một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 11 ngày trong cuộc chiến Israel-Gaza hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, những thành tích đó cho đến giờ vẫn chưa tạo được dấu ấn. Tổng thống Biden chủ yếu vẫn tránh đối mặt với một số vấn đề phức tạp nhất của khu vực. Ngay cả với chuyến công du Trung Đông lần này, các nhà phân tích nhận định đây cũng không phải là một chuyến đi đầy hứa hẹn đạt được những thành tựu to lớn.
Jon Alterman – Giám đốc chương trình Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế – cho hay Tổng thống Biden không có mối quan hệ cá nhân lâu dài với các nhà lãnh đạo Trung Đông như đối với châu Âu hay châu Á.
Triển vọng về tiến độ đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran của chính quyền Tổng thống Biden vẫn còn mơ hồ. Chính quyền đã tham gia gián tiếp vào các cuộc đàm phán tại Vienna nhằm đưa cả Washington và Tehran trở lại tuân thủ thỏa thuận song cho đến nay, các cuộc đàm phán vẫn không có kết quả.
Khi còn là một ứng viên, Tổng thống Biden khẳng định Saudi Arabia sẽ trả giá cho hồ sơ nhân quyền.Lời cảnh báo cứng rắn của nhà lãnh đạo đưa ra vào thời điểm dầu đang giao dịch ở mức khoảng 41 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu hiện đã tăng gần 105 USD và ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết các cuộc đàm phán về năng lượng sẽ là một phần chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Saudi Arabia song họ đã hạ thấp triển vọng về việc quốc gia Trung Đông chấp thuận tăng sản lượng dầu hơn nữa do nước này cho biết đã gần đạt công suất sản xuất.
Nga phá thế phong tỏa của phương Tây thông qua vùng Caspi?
Tài nguyên dầu khí của khu vực Caspi có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và giá trị vận chuyển đối với Nga trong bối cảnh Moskva phương Tây phong tỏa.
Các nhà lãnh đạo khu vực Caspi tại một hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Kremlin.ru
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), một tổ chức mới sẽ được thành lập ở khu vực Caspi - Hội đồng Caspi (gồm 5 nước: Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Iran và Turkmenistan). Điều này sẽ được công bố tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao (CMFA) từ các quốc gia vùng Caspian vào ngày 28/6, và sau đó tại hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ 6 ngày 29/6, cũng sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm trên.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng Moskva đang đặt cược vào khu vực Caspi, và Turkmenistan sẽ trở thành một quốc gia quan trọng đối với Nga. Mục tiêu sẽ là thiết lập sự hợp tác trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt là các dự án về hành lang giao thông.
Ban đầu, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia vùng Caspi được lên kế hoạch vào mùa Thu 2021, nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp đã bị hoãn lại một năm. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của tân Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov đến Moskva, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia vùng Caspi đã quyết định tổ chức cuộc họp tại Ashgabat vào ngày 29/6.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thống nhất về chương trình nghị sự của hội nghị qua cuộc điện đàm với người đồng cấp Turkmenistan, ông Rashid Meredov, và trực tiếp đến thăm Tehran và Baku. Theo Ngoại trưởng Nga, trọng tâm chính là sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ một văn kiện quan trọng - Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi, được ký vào tháng 8/2018 tại Aktau.
Moskva, do bất đồng với phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine, đang bắt đầu định hình lại chính sách đối ngoại của mình ở các khu vực Caspi và Trung Á. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh trên có thể trở thành một bước ngoặt đối với 5 nước nằm bên bờ biển Caspi. Điều này một phần do thực tế là các vấn đề chính về phân chia Biển Caspi đã được hoàn thành, một bước đột phá đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ở Aktau, và việc ký kết công ước phân định dự kiến sẽ diễn ra ở Ashgabat.
Bên cạnh đó, ý tưởng kết nối các nước trong khu vực chính là việc chia sẻ sự giàu có về dầu khí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Caspi. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở khu vực này có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và các tuyến đường vận chuyển qua đó.
Vì vậy, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị, Moskva dự kiến sẽ xem xét lại sự hợp tác ở Biển Caspi và thảo luận về các phương thức hợp tác sâu rộng hơn để chuẩn bị cho hội nghị của 5 nguyên thủ vùng Caspi lần thứ 6.
"Rõ ràng là hiện nay Nga đang tiến hành một cuộc tái cơ cấu nhất định liên quan đến chính sách đối ngoại đối với các nước Trung Á. Có sự tìm kiếm các hướng đi thay thế vào thời điểm mà EU và phương Tây nói chung không còn là ưu tiên của Nga. Do đó, tất cả các nền tảng đối thoại ở Âu-Á, bao gồm cả nền tảng ở khu vực Caspi, đang được Moskva xem xét", Stanislav Pritchin, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Theo ông Pritchin, trong khuôn khổ hội nghị Caspi lần này, các bên sẽ tìm kiếm và kích hoạt các cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư nhằm hiện thực hóa tiềm năng và triển vọng của khu vực.
Về phần mình, Yury Solozobov, Giám đốc Các dự án Khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Caspi, cho rằng tầm quan trọng của khu vực này đang ngày càng tăng lên "như một ngã tư của các hành lang giao thông Đông - Tây và Bắc-Nam và là một khu vực quan trong để đảm bảo sự ổn định ở trung tâm Âu-Á".
Ông Solozobov lưu ý rằng, hầu hết các nước Trung Á đều quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Caspi và các tuyến đường mới, trong đó có cả Nga, trong bối cảnh Moskva bị phong tỏa chưa từng có, vốn bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các hành lang phía Tây.
Quốc vương Qatar thăm chính thức Ai Cập lần đầu tiên sau khi nối lại quan hệ ngoại giao Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 24/6, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đã tới Ai Cập, bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Cairo kể từ khi hai nước nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao hồi năm ngoái như một phần của Thỏa thuận Al-Ula nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kinh tế toàn cầu gặp khó, giá vàng phập phồng

Hé lộ mới của ông Trump về nhiều vấn đề

Lật tàu du lịch ở Trung Quốc, 10 người chết

Dồn dập diễn biến nóng tại Trung Đông

Cơ sở phóng tên lửa của SpaceX trở thành thành phố chính thức

Xả súng tại nhà hàng ở Mỹ, 3 người chết

Pakistan liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ

Israel duyệt kế hoạch kiểm soát toàn bộ Dải Gaza?

Tàu chiến mục tiêu tập trận Mỹ - Philippines bị chìm tại Biển Đông

Ông Trump ra lệnh mở lại nhà tù khét tiếng Alcatraz sau 60 năm

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 44 liên tiếp

Úc và Canada: xa nhau mà giống nhau
Có thể bạn quan tâm

Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"
Pháp luật
18:05:56 06/05/2025
iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy
Đồ 2-tek
18:02:10 06/05/2025
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời
Sao việt
18:01:36 06/05/2025
Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Tin nổi bật
17:59:49 06/05/2025
Khai thác sức mạnh AI tạo sinh: Hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả
Thế giới số
17:58:29 06/05/2025
Hội "chơi nổi" Met Gala 2025: Màn xách máy may vác đàn, "biến hình" 19 giây cũng không sốc bằng mặt mộc của Vera Wang
Phong cách sao
17:58:17 06/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Tự ý mở cửa, bố Chính bất ngờ nhìn thấy cảnh nhạy cảm của Tuệ Minh
Phim việt
17:28:47 06/05/2025
Vụ Quang Linh - Hằng Du Mục: Viện VKSND hé lộ 1 tin cực căng, đưa lên Quốc hội
Netizen
17:20:08 06/05/2025
Miss Grand vừa đăng quang đã dính thị phi, ông Nawat loại từ "vòng gửi xe"?
Sao âu mỹ
17:11:19 06/05/2025
Khung hình khó hiểu của Jennie - Lisa (BLACKPINK) tại Met Gala 2025: Chuyện gì xảy ra thế này?
Sao châu á
16:58:54 06/05/2025