Tổng thống Mỹ gặp khó trong quan hệ đối ngoại
Một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra vào lúc này trên chính trường Mỹ là chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ một Quốc hội bị người Cộng hòa chi phối?
Nguy cơ ông Obama rơi vào tình trạng Tổng thống “vịt què” là hoàn toàn có thực (ảnh: THX/TTXVN)
Đã từng được coi là một trong những thế mạnh của Tổng thống thuộc đảng Dân chủ trong chiến dịch vận động bầu cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2012, chính sách đối ngoại của ông Obama giờ đây chỉ nhận được 41% sự ủng hộ. Cứ 2 người Mỹ thì có 1 người chỉ trích Tổng thống Obama “thiếu kiên quyết” trong quan hệ với bên ngoài và chính điều đó đã làm cho thế mạnh vốn có của Washington bị giảm mạnh trên thế giới.
Mặc dù những người tiền nhiệm như: George W.Bush, Bill Clinton, George H.W.Bush và Ronald Reagan cũng đã từng phải “sống chung” với tình trạng tương tự, song dường như lần này nguy cơ ông Obama bị cản trở từ phía Quốc hội lại cao hơn nhiều.
Người ta vẫn còn nhớ những căng thẳng giữa Nhà Trắng và Quốc hội về cuộc cải cách hệ thống an sinh xã hội của ông Obama; tăng trần nợ hay ngừng tạm thời các dịch vụ công – động thái nối tiếp việc những người Cộng hòa trong Quốc hội không chấp nhận ngân sách liên bang cho năm 2014, không chấp nhận giảm chi phí quân sự và phản đối Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền…
Video đang HOT
Bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về chính sách đối ngoại dường như cũng đặc biệt gay gắt. Ít nhất là đảng Cộng hòa có thể buộc Tổng thống Obama phải thay đổi chiến lược và có một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn đối với Iran, Nga và Nhà nước Hồi giáo (IS).
Thứ nhất, nếu trước thời hạn ngày 24/11 tới, các cuộc đàm phán giữa Iran và Nhóm P5 1 không đi đến việc ký kết Thỏa thuận cuối cùng (Iran phải cam kết chỉ theo đuổi chương trình hạt nhân dân sự, đổi lại Mỹ và phương Tây sẽ hủy bỏ mọi biện pháp trừng phạt, cấm vận chống Iran) thì đảng Cộng hòa có thể sẽ không chấp nhận kéo dài đàm phán và sẽ đòi tăng cường lệnh trừng phạt.
Thứ hai, những sự trừng phạt kinh tế chống Nga có thể cũng được tăng cường. Một dự luật nhằm trừng phạt Nga trong lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và tài chính cũng như việc tăng viện trợ quân sự và phi quân sự cho Ukraine có thể được Quốc hội mới tán thành mà không gặp khó khăn gì.
Thứ ba, gần đây những người Cộng hòa đã bị chia rẽ về quyết định của ông Obama tiến hành không kích IS ở Iraq và Syria. Một bên là những phần tử diều hâu, ủng hộ một chiến lược cứng rắn hơn dựa vào việc tăng cường không kích và triển khai quân Mỹ trên thực địa, và bên kia là những người cho rằng mọi cuộc can thiệp mới vào Trung Đông là quá nguy hiểm đối với nền an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng ảnh hưởng của Quốc hội dưới sự chi phối của đảng Cộng hòa đối với chính sách đối ngoại của ông Obama cũng có những hạn chế nhất định. Để tránh bị Quốc hội phản đối về các vấn đề liên quan, ông Obama có thể sử dụng sắc lệnh Tổng thống mà không cần sự tán thành của Thượng viện đồng thời cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết trong những trường hợp cần thiết.
Nhưng việc đưa ra những sắc lệnh Tổng thống hoặc sử dụng quyền phủ quyết sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về chính trị đối với cá nhân ông Obama bởi chắc chắn nó sẽ gây ra một cuộc chiến chính trị nội bộ giữa Tổng thống và Quốc hội, và phần nào sẽ ảnh hưởng đến đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016. Vì vậy, có thể ông Obama phải đấu dịu, chấp nhận chính sách đối thoại của đảng Cộng hòa, như chính ông đã khẳng định trong cuộc họp báo sau khi có kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Cho dù có một số sức mạnh theo luật định, song nguy cơ ông Obama rơi vào tình trạng mà người ta quen gọi là “Tổng thống vịt què” (Tổng thống cứ đưa ra một đề nghị nào là vấp phải sự phản đối của Quốc hội) là hoàn toàn có thực. Có quyền lực song vì nhiều lý do khác nhau, ông Obama sẽ không dám sử dụng hết do biết rằng mọi quyết định mất lòng dân đều có thể gây phương hại đến đảng Dân chủ của ông, nhất là khi cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 đang đến gần.
Theo Phạm Phú Phúc/Chính trị Thế giới
Tin tức
Nhiều đồn đoán về bộ ba quyền lực Triều Tiên bất ngờ sang Hàn Quốc
Ba quan chức cấp cao Triều Tiên bất ngờ thăm Hàn Quốc, giữa lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un vắng mặt trước công chúng suốt 1 tháng qua, khiến truyền thông Hàn Quốc đưa ra nhiều đồn đoán.
Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên trong buổi hội đàm không chính thức với Hàn Quốc chiều 4.10.
Ba quan chức trên đưa ra thông báo hết sức ngắn gọn vào hôm 3.10 rằng họ sẽ tham dự lễ bế mạc ASIAD 17 ở Incheon, Hàn Quốc. Ba quan chức gồm ông Hwang Pyong-so - Phó nguyên soái quân đội nhân dân Triều Tiên, ông Kim Yang-gon - nhà ngoại giao hàng đầu chịu trách nhiệm đối ngoại với Hàn Quốc và Choe Ryong-hae - từng là nhân vật số 2 ở Triều Tiên, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Choe hiện là lãnh đạo Ủy ban Thể thao quốc gia.
Trong ngày 4.10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae đã có mặt tại khách sạn ở Songdo (Incheon) để tiếp đón Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên. Sau đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc và Giám đốc An ninh quốc gia Kim Kwan-jin dùng bữa trưa cùng Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên, đồng thời tiến hành cuộc hội đàm không chính thức vào buổi chiều.
Các quan chức này đưa ra đề nghị hết sức bất ngờ rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng tổ chức một cuộc gặp mặt cấp cao vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới - Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.
"Trong trí nhớ của tôi... Chưa bao giờ có một chuyến thăm cấp cao nào", Andrei Lankov - chuyên gia về Triều Tiên của Đại học Kookmin ở Seoul - cho hay.
Đó là "đòn tấn công mê hoặc" đầy bất ngờ, ông Lankov nói.
Động thái này của phía triều Tiên đã khuấy động các phương tiện truyền thông Hàn Quốc.
Chuyến đi bất thường của bộ ba quyền lực Triều Tiên tới Hàn Quốc này được giới quan sát đánh giá là một bước tích cực trong hành động thực tế nhằm cải thiện quan hệ Hàn - Triều. Đây là chuyến thăm cao cấp nhất của Triều Tiên đối với Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Park Geun-hye nhậm chức. Chính quyền của bà Park Geun-hye cũng như phe đối lập tại Hàn Quốc đều bày tỏ thái độ hoan nghênh chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên, Tân Hoa xã cho hay.
Theo LDO
Nga, Ấn Độ hợp tác chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5 Nga và Ấn Độ cuối cùng đã thống nhất những vấn đề tồn đọng vốn đã cản trở thỏa thuận về chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5, một nhà ngoại giao Nga tại Ấn Độ cho biết, mở đường cho một chương trình dự kiến sẽ chế tạo 200 máy bay với chi phí khoảng 30 tỷ USD. Chương trình...