Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
Ngày 23/1, Thẩm phán liên bang Mỹ tại bang Washington John C. Coughenour đã ra phán quyết tạm thời phong tỏa 14 ngày đối với sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Donald Trump về hủy quyền hưởng quốc tịch Mỹ theo nơi sinh.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh sau lễ nhậm chức tại Washington, D.C., ngày 20/1/2025. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Đây là trở ngại pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh nhà lãnh đạo đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Thẩm phán John C. Coughenour đưa ra phán quyết trên sau một phiên điều trần tại thành phố Seattle về đơn kiện của 4 tiểu bang Oregon, Arizona, Illinois và Washington đối với sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump, theo đó tước bỏ quyền hưởng quốc tịch Mỹ đối với những trẻ sinh ra trên lãnh thổ Mỹ song không có bố hay mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân tại nước này. Thẩm phán Coughenour khẳng định “sắc lệnh mà Tổng thống Trump vừa ký rõ ràng là vi phạm Hiến pháp Mỹ”, tước bỏ quyền và phúc lợi của trên 150.000 trẻ em sinh ra tại Mỹ mỗi năm và khiến các tiểu bang mất đi tiền trợ cấp từ chính phủ liên bang.
Video đang HOT
Phán quyết của Thẩm phán liên bang John C. Coughenour là trở ngại pháp lý đầu tiên mà tân Tổng thống Trump phải đối mặt trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang cố gắng đảo ngược một loạt quy định nhập cư của Mỹ, trong đó có quy định hưởng quốc tịch theo nơi sinh vốn đã tồn tại hàng chục nay. Hôm 20/1, chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức và trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ, ông Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp chỉ cho phép trẻ sinh ra trên lãnh thổ Mỹ được lấy quốc tịch nước này nếu có ít nhất bố hoặc mẹ là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân. Theo đó, những em bé sinh ra tại Mỹ mà bố mẹ là người nhập cư bất hợp pháp thì sẽ không được hưởng quyền quốc tịch. Sắc lệnh này cũng áp dụng với những người mang bầu tới Mỹ một cách hợp pháp nhưng chỉ lưu trú tạm thời, như đi du lịch, là sinh viên hoặc công nhân thời vụ.
Sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh nói trên, 22 tiểu bang và nhiều tổ chức ủng hộ người nhập cư và phụ nữ mang thai đã đệ đơn kiện với cáo buộc sắc lệnh này vi phạm Tu chính án Số 14 của Hiến pháp Mỹ. Bang Massachusetts đang thụ lý đơn kiện liên quan tới vấn đề này của 18 tiểu bang khác.
Lạm phát - thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump
Theo cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos công bố ngày 19/11, người dân Mỹ cho rằng lạm phát là vấn đề hàng đầu mà Tổng thống đắc cử Donald Trump nên tập trung giải quyết trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm.
Người dân mua sắm tại một chợ tại Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoảng 35% số người tham gia khảo sát cho biết lạm phát là vấn đề mà ông Trump nên ưu tiên. Trong khi đó, 30% người được hỏi cho rằng ông Trump nên tập trung vào vấn đề di cư và 27% đưa ra vấn đề việc làm và các vấn đề kinh tế nói chung.
Ngoài ra, 23% người tham gia khảo sát cho rằng ông Trump, người sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025, nên tập trung vào việc đoàn kết đất nước. Các vấn đề khác như thuế, tội phạm hoặc xung đột quốc tế nhận được tỷ lệ quan tâm thấp hơn.
Ông Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11. Đảng của ông cũng giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ và duy trì thế đa số tại Hạ viện. Ông Trump đã cam kết sẽ sử dụng chiến thắng này để thực hiện các thay đổi chính sách lớn, bao gồm áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu, cắt giảm thuế trong nước và siết chặt chính sách nhập cư.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc áp đặt thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể làm tăng giá cả, khi các công ty chuyển chi phí thuế quan cho người tiêu dùng. Điều này có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại, tương tự như tình trạng mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã phải đối mặt. Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh trong năm 2021 và 2022 khi đại dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 1% số người tham gia cho rằng ông Trump nên tập trung vào vấn đề thương mại quốc tế và thuế quan.
Trong cuộc khảo sát, các đảng viên Cộng hòa có xu hướng quan tâm nhất đến vấn đề di cư, với 56% người chọn lựa vấn đề này, so với chỉ 11% đảng viên Dân chủ.
Cuộc khảo sát cho thấy tâm lý lạc quan giữa các đảng viên Cộng hòa kể từ khi ông Trump giành chiến thắng. Khoảng 30% đảng viên Cộng hòa cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, so với chỉ 3% trong cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos vào cuối tháng 10, ngay trước cuộc bầu cử. Trong khi đó, chỉ 8% đảng viên Dân chủ cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, giảm mạnh từ mức 29% trong tháng 10.
Khoảng 44% số người tham gia khảo sát cho biết họ có quan điểm tích cực về ông Trump, trong khi 51% có quan điểm tiêu cực về ông.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 5/11, các bang trên toàn quốc đã triển khai các biện pháp an ninh chưa từng có tiền lệ nhằm đối phó với nguy cơ bất ổn dân sự, can thiệp bầu cử và bạo lực nhằm vào nhân viên bầu cử. Cảnh sát tuần tra tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ ngày...