Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giải quyết vấn đề kiểm soát vũ khí với Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi một bức thư ngắn về vấn đề Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi một bức thư ngắn, trong đó ông ấy nói rằng, họ đã sẵn sàng tìm kiếm các biện pháp nhằm vượt qua các vấn đề trong quan hệ song phương”, hãng tin Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Bức thư này là sự phản ứng với đề xuất của ông Putin về việc cho ra đời một bản ghi nhớ về việc cấm triển khai các tên lửa bị cấm bởi INF ở châu Âu.
Ngoại trưởng Lavrov hé lộ Mỹ có tín hiệu tích cực về vấn đề kiểm soát vũ khí
Hiệp ước INF giữa Nga và Mỹ cấm các loại tên lửa triển khai trên mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.000km, điều giảm đáng kể khả năng tấn công nhanh của 2 nước.
Tuy nhiên, INF đã bị hủy bỏ vào ngày 2-8-2019 vừa qua theo lời đề nghị của Washington. Cả 2 nước vẫn liên tiếp cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước này.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác khiến Mỹ không thể tham gia INF nữa đó là do nó không bao gồm Trung Quốc, quốc gia đang tự do phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung. Tổng thống Donald Trump được cho là đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở hội nghị G20 hồi tháng 6.
Vào hồi đầu tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng cho biết, ông ủng hộ việc ưu tiên triển khai các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất đến châu Á thay vì châu Âu trong tương lai gần.
Theo danviet.vn
Nga, Trung phản ứng vội tên lửa Mỹ vừa phóng thử
Nga lo ngại việc Mỹ gần đây tiến hành một vụ thử tên lửa - loại tên lửa đã bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Vladimir Yermakov, người đứng đầu Cục Không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.
"Điều này khiến chúng tôi lo lắng. Chúng tôi chắc chắn sẽ cân nhắc về hành động này", Yermakov nói.
Washington có quyền tiến hành vụ thử vì họ đã rút khỏi thỏa thuận, ông Yermakov nói. Tuy nhiên, việc tên lửa bị INF cấm được thử nghiệm chỉ vài tháng sau khi INF bị hủy bỏ chứng tỏ rằng họ đã phát triển loại vũ khí này từ lâu, quan chức này giải thích.
Vụ thử tên lửa đạn đạo thành công gần đây của Washington chứng minh rằng nước này từng vi phạm Hiệp ước INF đã có với Nga, vì không thể tạo ra một tên lửa như vậy trong vòng 9 tháng, bất chấp những tuyên bố như vậy từ phía họ, phó hội đồng quốc phòng Hạ viện Nga nói.
Vụ thử tên lửa của Mỹ khiến Nga và Trung Quốc quan ngại. Ảnh: Sputnik/AFP.
"Điều này một lần nữa chứng minh rằng người Mỹ đã lừa dối khi họ cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước. Họ đã cho thấy họ không tuân thủ. Người ta không thể tạo ra một tên lửa trong vòng chín tháng kể từ thời điểm đầu. Điều này là không thể. Đó một chu kỳ sản xuất. Một vũ khí cần nhiều năm chứ không phải chín tháng để đi từ lý thuyết đến thực tiễn", Andrei Krasnov nói.
"Liên bang Nga kêu gọi phía Mỹ một lần nữa quay trở lại tuân thủ Hiệp ước INF", Krasnov nói thêm.
Quan chức Nga cũng nói thêm, sau khi INF bị xóa bỏ, không có gì ngăn cản Nga chế tạo và thử nghiệm tên lửa từng bị hiệp ước này cấm.
Nga, Trung "không để yên" tên lửa Mỹ
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, hôm thứ Sáu cũng cho biết, vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Washington chứng minh rằng nước này từng chuẩn bị cho các vụ thử tên lửa bị cấm theo INF trước khi chính thức rút khỏi thỏa thuận.
"Kể từ ngày 2 tháng 8 năm nay, khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF, Lầu Năm Góc đã tiến hành hai cuộc thử nghiệm tên lửa mặt đất. Người đứng đầu Lầu Năm Góc Esper nói rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm này vào tháng Hai. Tôi muốn bạn lưu ý rằng Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rút khỏi INF vào ngày 2 tháng 8, nhưng người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết họ đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm vào tháng Hai. Điều này chứng minh một lần nữa ước đoán trước đó của chúng tôi rằng Hoa Kỳ đã đưa ra lý do rút khỏi INF trước", bà Hua nói.
Bà Hua nói thêm rằng quyết định rời khỏi INF của Washington chỉ được thúc đẩy bởi mong muốn bảo đảm lợi thế quân sự thông qua việc phát triển các công nghệ tên lửa tiên tiến.
"Mỹ vặn vẹo [sự thật] về việc vi phạm thỏa thuận của Nga và mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc không gì khác hơn là một màn trình diễn vụng về nhằm lừa dối người khác", bà Hua nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Năm đã hoan nghênh cuộc thử nghiệm thành công tên lửa mặt đất từng bị cấm theo INF, lưu ý rằng, họ mất chưa đầy chín tháng, thay vì hai năm như thường lệ, để đi từ ý tưởng đến vụ thử nghiệm. Theo ông Esper, công việc phát triển tên lửa bắt đầu sau khi Washington rút khỏi INF.
An Bình
Theo toquoc.vn
Tổng thống Putin: Nga có vũ khí đánh bại được mọi lá chắn phòng thủ Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các kĩ sư của nước này sẽ phát triển ra loại vũ khí hoàn toàn mới có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ của nước ngoài. "Chúng tôi sẽ tạo ra các loại vũ khí tấn công có khả năng vượt qua bất kì hệ thống phòng thủ nào. Điều Nga cần làm đó...