Tổng thống Mỹ công du châu Âu
Ngày 25/6, Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng, gồm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) tại Đức và Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tại Tây Ban Nha.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp diễn, lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá nhiên liệu leo thang gây sức ép lớn cho các nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Mỹ đối diện với nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái và một số vấn đề nội bộ phức tạp.
Trước đó, ngày 22/6, với vai trò Chủ tịch G7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết một trong những nội dung được các nhà lãnh đạo bàn thảo là vấn đề hỗ trợ Ukraine. Ông đã kêu gọi thực hiện một “Kế hoạch Marshall” để tái thiết Ukraine sau chiến tranh và bày tỏ muốn triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm hướng tới một thỏa thuận về các khoản đầu tư cho Ukraine, giúp nước này tiến nhanh nhất trên con đường hướng tới châu Âu.
Về hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Scholz mong đợi một sự gắn kết và quyết tâm từ các nhà lãnh đạo NATO trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine tiếp diễn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh NATO sẽ không trở thành một bên tham chiến.
Cú sốc bầu cử phả hơi nóng vào Biden
Vừa trở về từ châu Âu, Biden nhận được tin dữ, khi ứng viên đảng Dân chủ để thua trong cuộc bầu cử Thống đốc Virginia, bang ông từng đánh bại Trump.
Khi chuyên cơ Không lực Một vừa hạ cánh xuống đất Mỹ sáng 3/11 sau chuyến công du châu Âu, Tổng thống Joe Biden được thông báo Terry McAuliffe, ứng viên đảng Dân chủ, đã không giữ được ghế Thống đốc trước Glenn Youngkin, ngôi sao mới nổi trong đảng Cộng hòa đang tìm cách đổi mới hình ảnh thời kỳ hậu Donald Trump. Virginia là nơi Biden một năm trước đánh bại Trump với cách biệt hơn 10 điểm phần trăm.
Video đang HOT
Tin dữ từ bang từ Virginia, cùng chiến thắng rất sít sao của ứng viên Dân chủ trước đối thủ đảng Cộng hòa ở "thành trì" New Jersey, khiến các đồng minh Tổng thống Biden thêm lo lắng.Những kết quả bất lợi trong cuộc bầu cử thống đốc đầu tháng 11 là tiếng chuông cảnh báo cho thấy cử tri Mỹ đang mất kiên nhẫn với đảng Dân chủ.
Đảng Dân chủ dù kiểm soát cả Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng, Tổng thống Biden vẫn chưa thể thông qua được dự luật cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội trị giá khoảng 3 nghìn tỷ USD, khi vấp phải sự phản đối từ một số thành viên đảng Dân chủ ở quốc hội.
"Chỉ ở Washington mới có người nghĩ ngáng đường dự luật cơ sở hạ tầng trăm năm có một và cản trở chính tổng thống của đảng mình là một chiến lược tốt", thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner nói một cách chua chát.
Ứng viên Cộng hòa Glenn Youngkin ăn mừng chiến thắng ở bang Virginia. Ảnh: NY Times.
Cú sốc trong cuộc bầu cử ở Virginia khiến giới chức Dân chủ lo ngại đã quá muộn để giành lại lòng tin của cử tri. Nguy cơ hiển hiện trước mắt là đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát Thượng viện, Hạ viện hoặc cả hai trong cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ năm 2022.
Kevin McCarthy, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ, tự tin dự đoán phe Dân chủ sẽ mất 60 ghế cùng thế đa số tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2022.
Phe Dân chủ hiểu rõ mối đe dọa này. Họ duy trì được thế đa số ở Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2020 với chỉ chênh lệch vài ghế so với đảng Cộng hòa. Nỗ lực thông qua cả hai dự luật 3 nghìn tỷ USD trở thành ưu tiên hàng đầu để phe Dân chủ chứng minh với cử tri rằng họ đủ khả năng quản trị đất nước, thay vì mãi luẩn quẩn trong vòng xoáy tranh cãi chính sách.
Một ngày sau khi McAuliffe thất cử, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẩn trương thúc đẩy tiến trình bỏ phiếu thông qua hai dự luật. Các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu trong ngày 5/11 để định đoạt số phận hai dự luật này.
Cuộc bầu cử thống đốc ở Virginia từ lâu đã được giới quan sát xem là cuộc trưng cầu dân ý gián tiếp đối với uy tín của Biden. Tổng thống Mỹ đã tới dự hai buổi vận động tranh cử cho McAuliffe, thậm chí còn tự tin dự đoán về chiến thắng của ứng viên Dân chủ trước khi lên đường công du châu Âu.
Ông đến châu Âu với những cam kết về sự trở lại của Mỹ trong vai trò dẫn dắt thế giới ứng phó các vấn đề toàn cầu. Thế nhưng, thất bại của đồng minh Biden tại Virginia khiến cộng đồng quốc tế thêm lo ngại về tính ổn định chính sách của nền chính trị Mỹ vốn nhiều biến động.
Cuộc bầu cử ở Virginia được coi là tín hiệu cảnh báo về khả năng gió đổi chiều tại lưỡng viện quốc hội Mỹ. Nếu để mất quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Biden có nguy cơ gặp cản trở với mọi dự luật, như những gì từng diễn ra trong hai năm cuối nhiệm kỳ của Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo tại Nhà Trắng ngày 3/11. Ảnh: AP.
Trả lời báo chí khi vừa trở về từ châu Âu, Biden thừa nhận ông đã mong một trong hai dự luật qua được ải quốc hội trước khi cuộc bầu cử thống đốc ở Virginia diễn ra. "Người dân muốn thấy chúng ta làm được việc. Tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy quyết liệt đảng Dân chủ làm việc", ông nói.
Theo Cornell Belcher, chuyên gia khảo sát cử tri Mỹ, đảng Dân chủ cần sớm điều chỉnh chiến lược, nếu không muốn chứng kiến kịch bản năm 2010 tái diễn, "chậm chí có thể tệ hơn". Đảng Cộng hòa năm đó đã giành lại quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội từ tay đảng Dân chủ và bắt đầu cản trở hàng loạt chính sách mới do tổng thống Obama đề xuất.
Belcher cho rằng đội ngũ của Biden cần coi đợt bầu cử thống đốc vừa qua là tiếng chuông cảnh báo rằng họ cần chạy đua với thời gian để định hình di sản nhiệm kỳ này, nếu không muốn rơi vào thế bế tắc tương tự.
Cuộc bầu cử thống đốc Virginia còn cho thấy cử tri Mỹ đã sẵn sàng ủng hộ trở lại với những ứng viên Cộng hòa như Youngkin, vốn có hình ảnh trung lập hơn và giữ khoảng cách chừng mực với Trump. Nếu mô hình Youngkin được nhân rộng, còn đảng Dân chủ tiếp tục lục đục nội bộ như thời gian qua, Hạ viện Mỹ có thể "đổi màu" trong năm sau.
Dù vậy, Biden vẫn lạc quan rằng ông còn thời gian để đảo ngược tình thế. Tổng thống Mỹ lưu ý ông từng lội ngược dòng, chứng minh truyền thông dự đoán sai về cơ hội của mình trong cuộc đua vào Nhà Trắng, và ông sẵn sàng lặp lại kỳ tích này ở lưỡng viện quốc hội.
"Các bạn đều từng cho rằng tôi sẽ không thành công, ngay từ lúc mọi chuyện mới bắt đầu, từ khoảnh khắc tôi tuyên bố. Các bạn luôn ngạc nhiên khi cơ hội không bị dập tắt. Tôi tin rằng đến cuối tuần tới, dự luật cơ sở hạ tầng sẽ được thông qua", ông trả lời báo giới khi trở về từ châu Âu.
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công du châu Âu Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức và Tây Ban Nha từ ngày 25 - 28/6 tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du châu Âu vào cuối tháng 6. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên...