Tổng thống Mỹ công bố dự luật chi tiêu xã hội sửa đổi
Chỉ vài giờ trước khi lên đường đến châu Âu để tham dự các hội nghị thượng đỉnh quan trọng, ngày 28/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch chi tiêu xã hội sửa đổi trị giá 1.750 tỷ USD mà ông tin rằng đảng Dân chủ sẽ ủng hộ, qua đó kết thúc nhiều tuần tranh cãi ngay trong chính nội bộ đảng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Biden đã nỗ lực thúc đẩy việc thông qua 2 dự luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội – vốn được đảng Dân chủ coi là có ý nghĩa quan trọng để được giành được sự ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới – trước khi ông lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, dự kiện khai mạc vào ngày 31/10 tại Glasgow (Anh).
Mấu chốt chính của những tranh cãi là quy mô của gói ngân sách thứ hai. Ông Biden đề xuất khoản tiền này là 3.500 tỷ USD, nhưng các nghị sỹ khác cho rằng mức chi hợp lý chỉ là 1.900 tỷ USD đến 2.200 tỷ USD.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Tổng thống Biden sẽ công bố thỏa thuận khung với các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, sau đó sẽ phát biểu trước người dân Mỹ từ Nhà Trắng về “con đường phía trước cho chương trình nghị sự kinh tế của mình cũng như các bước tiếp theo để hoàn thành (mục tiêu)”, trước khi lên đường công tác.
Nhà Trắng cho biết ông chủ Nhà Trắng sẽ đưa ra một phác thảo dự luật đã sửa đổi, theo đó dành 1.750 tỷ USD vào giáo dục, chăm sóc trẻ em, năng lượng sạch và các dịch vụ xã hội khác.
Tổng thống Biden hiện tin chắc rằng Quốc hội sẵn sàng chấp nhận dự luật sửa đổi về gói chi tiêu trên mặc dù thời điểm văn kiện này được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện vẫn phụ thuộc vào Chủ tịch Nancy Pelosi.
Giới quan sát nhận định việc thu hẹp quy mô gói chi tiêu về mức 1.750 tỷ USD đồng nghĩa ông Biden phải nhượng bộ bằng cách bỏ một số đề xuất mà ông vận động, như miễn học phí các trường cao đẳng cộng đồng. Mặc dù vậy, các trợ lý cấp cao của ông Biden tin rằng sự thỏa hiệp vào phút chót này sẽ mang lại cho đảng Dân chủ một thỏa thuận khó có thể từ chối.
Nếu dự luật cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội khổng lồ được thông qua, đây sẽ là dấu ấn chính trị lớn của Tổng thống Biden trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.
Chủ tịch Trung Quốc xác nhận tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào ngày 22-23/4 tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 21/4 cho biết nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng vào ngày 22/4 tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Mỹ khởi xướng.
Hội nghị sẽ do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì và được kỳ vọng mang lại các cam kết mạnh mẽ hơn về khí hậu. Khoảng 40 nhà lãnh đạo thế giới đã được chính quyền Mỹ gửi thư mời tham dự hội nghị này, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước thềm hội nghị trên, ông Biden dự kiến sẽ công bố mục tiêu tham vọng hơn của Mỹ, theo đó đến năm 2030 sẽ cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải so với các mức của năm 2005, tương đương 47% so với các mức của năm 2010.
Hội nghị diễn ra ngay trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow, Scotland (Anh). Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres coi hội nghị khí hậu tuần này là thời khắc quyết định để "thúc đẩy hay bỏ lỡ" các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mỹ mời 40 nhà lãnh đạo thế giới dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời 40 nhà lãnh đạo trên thế giới tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu trong hai ngày 22-23/4 tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo của Nhà Trắng ngày 26/3 cho biết các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga cũng được mời tham dự...