Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc thảo luận về căng thẳng trên Biển Đông
Trong một tuyên bố Nhà Trắng ngày 15.7 cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 14.7 về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Đông, cũng như chương trình hạt nhân của Iran, Triều Tiên.
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, hai bên đã đạt được sự đồng thuận về cách giải quyết căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông. Tuyên bố này cũng nhấn mạnh, cuộc điện đàm của 2 nhà lãnh đạo Trung, Mỹ đã đạt được “tiến bộ quan trọng”.
Cuộc thảo luận được đưa ra trong bối cảnh, Washington cảnh báo, Bắc Kinh có khả năng khơi mào xung đột trên biển khi tăng cường sự hiện diện và củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý trên Biển Đông và Hoa Đông.
Tổng thống Mỹ Obama gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hồi tháng 2.2012.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình còn thảo luận về các nỗ lực quốc tế để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran tại hội nghị ở Vienna và sự cần thiết của việc gây áp lực buộc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
“Tổng thống và Chủ tịch Tập đã thảo luận về sự cần thiết phải duy trì sự hợp tác Trung, Mỹ trong các cuộc đàm phán P5 1 về chương trình hạt nhân Iran. Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thông tin liên lạc và phối hợp hành động giữa Mỹ và Trung Quốc để gây áp lực buộc Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa”, tuyên bố của Nhà Trắng viết.
Cuối cùng, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, ông kiên quyết giải quyết sự khác biệt ngày càng tăng giữa hai đất nước (Trung, Mỹ) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở mức độ cao trong khu vực Thái Bình Dương. Ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ mong muốn được gặp ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Bắc Kinh tháng 11 tới.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua (14.7) diễn ra sau Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung – Mỹ thường niên được tổ chức tại Bắc Kinh tuần trước. Đối thoại đã thất bại trong việc giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của Trung Quốc và Mỹ trong những lĩnh vực như gián điệp mạng và thương mại.
Theo Dân Việt
RFI: Đối thoại chiến lược với Bắc Kinh: Mỹ lên án tin tặc Trung Quốc
Hôm 10/09/2014, ngày thứ hai của cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu, Ngoại trưởng John Kerry lên án các cuộc tấn công tin học từ Trung Quốc nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ, đe dọa khả năng cạnh tranh của kinh tế Hoa Kỳ.
Theo giới quan sát, Bắc Kinh và Washington không đạt được bước tiến đáng kể nào trong vấn đề gián điệp tin học, hồ sơ hàng đầu của cuộc đối thoại chiến lược lần này. Trong khi đó, báo New York Times hôm nay loan tin tin tặc Trung Quốc lần đầu tiên xâm nhập được vào kho dữ liệu tin học quốc gia, có chứa thông tin về tất cả các viên chức của chính quyền liên bang.
Trong phát biểu sau một phiên họp với đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định việc đánh cắp sở hữu trí tuệ do tin tặc giống như dội nước lạnh vào khả năng cách tân và đầu tư , các hoạt động tin tặc gây thiệt hại cho nền kinh tế chúng tôi và đe dọa khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ .
Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi hồi tháng 5/2014, sau khi tư pháp Hoa Kỳ truy tố năm sĩ quan Trung Quốc vì tội tin tặc và gián điệp kinh tế. Bắc Kinh trả đũa bằng cách rút khỏi nhóm làm việc chung về an toàn tin học. Chính quyền Bắc Kinh liên tục chỉ trích Washington đạo đức giả , và khẳng định bản thân Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, đồng thời lên án mạng lưới gián điệp mạng rộng lớn của tình báo Mỹ.
Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trong cuộc Đối thoại Chiến lược tại Bắc Kinh, ngày 10/07/2014
Về thông tin, các tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của chính quyền trung ương Hoa Kỳ, tờ New York Times hôm nay nhận định, từ lâu nay, tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần mưu toan xâm nhập vào các máy tính của chính quyền Mỹ, nhưng không thành công. Đây là lần đầu tiên, các tin tặc đã mở được một cánh cửa, truy cập được các tập tin do cơ quan quản lý nhân sự Mỹ (The Office of Personnel Management) lưu trữ. Tờ New York Times cho biết rõ các tập tin nói trên có chứa nhiều thông tin cá nhân và riêng tư của các viên chức, như công việc làm trước đây, các tiếp xúc với nước ngoài, thông tin về sử dụng ma túy... Theo một viên chức xin ẩn danh, cuộc thâm nhập này được xác định là có thể đến từ Trung Quốc, nhưng hiện tại không làm rõ được các gián điệp mạng này có làm việc cho chính quyền Bắc Kinh hay không.
Hoa Kỳ hồi thúc Bắc Kinh nhanh chóng giảm can thiệp vào kinh doanh
Thúc đẩy các hợp tác kinh tế là một trọng tâm khác trong cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong cuộc đối thoại lần này, hàng loạt các chủ doanh nghiệp lớn của Mỹ (như General Electric, Boeing, Fedex, Goldman Sachs và Silicon Valley Bank) và Trung Quốc (China State Construction Engineering Corporation, Wanxiang Group, Dalian Wanda Group và Shuanghui Group) đã có buổi ăn sáng làm việc, với sự có mặt của giới chức lãnh đạo hai nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew ghi nhận đã có những tiến bộ trong hai ngày làm việc này trong việc thúc đẩy tinh thần cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng nhấn mạnh đến việc Trung Quốc cần nhanh chóng, một khi các điều kiện cho phép, thực thi một sự minh bạch lớn hơn trong các biện pháp điều hành kinh tế, cụ thể là việc để giá đồng nhân dân tệ biến đổi theo thị trường. Trung Quốc phải minh bạch hơn trong các chính sách kinh tế cũng là đòi hỏi của Tổ chức Thương mại Thế giới đầu tháng này.
Trọng Thành (Theo RFI)
Theo NTD
Mỹ tiếp tục tố Trung Quốc về gián điệp mạng Mỹ lại lên tiếng cáo buộc quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động do thám thông tin mạng, chủ yếu là lĩnh vực quốc phòng. Ngày 9-6, Công ty bảo mật Crowdstrike của Mỹ khẳng định, đơn vị quân đội có phiên hiệu 61486 trụ sở tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiến hành các hoạt động tin tặc...