Tổng thống Mỹ chấp thuận đơn từ chức của lãnh đạo CBP
Nhà Trắng ngày 12/11 ra thông báo cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận đơn từ chức của ông Christopher Magnus, quan chức phụ trách Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP).
Quan chức phụ trách Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ Christopher Magnus phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., ngày 8/7/2022. Ảnh: Homeland Security Today/ TTXVN
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi truyền thông Mỹ đưa tin ông Magnus đã bị yêu cầu từ chức nếu không sẽ bị sa thải, dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng trong chính quyền Tổng thống Biden liên quan đến tình trạng gia tăng người vượt biên trái phép vào Mỹ qua biên giới với Mexico.
Số người di cư bị bắt tại biên giới Mỹ – Mexico đã tăng lên mức kỷ lục dưới thời ông Biden, làm dấy lên chỉ trích từ phe Cộng hòa cho rằng chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ đương nhiệm và đảng Dân chủ quá “nhẹ tay”. Chủ trương của ông Biden là thiết lập một hệ thống nhập cư “có trật tự và nhân đạo” hơn trước đây, nhưng thực tế là giới chức Mỹ đã và đang phải vật lộn với những thách thức về chính trị và điều hành vốn đi kèm với số lượng người vượt biên quá cao đến từ các nước như Guatemala, Honduras và El Salvador.
Ông Magnus, 62 tuổi, được bổ nhiệm hồi cuối năm ngoái vào vị trí lãnh đạo CBP, cơ quan với biên chế 60.000 nhân viên phụ trách an ninh biên giới, thương mại và xuất nhập cảnh. Ông Magnus từng là cảnh sát trưởng thành phố Tucson, bang Arizona, năm 2016.
Phản ứng của người dân Sri Lanka sau khi Tổng thống từ chức
Kiệt sức sau gần 100 ngày biểu tình, tối ngày 14/7, đám đông bên ngoài trụ sở chính quyền ở Colombo đã dồn mọi sức lực còn lại để ăn mừng khi nghe tin nhà lãnh đạo Sri Lanka đã nộp đơn từ chức.
Video đang HOT
Người biểu tình ở Colombo ăn mừng sau khi nghe tin Tổng thống nộp đơn từ chức. Ảnh: Reuters
Khác với những ngày trước đó, khi khung cảnh hỗn loạn bao trùm khắp thủ đô Colombo, giờ đây, niềm hân hoan, vui mừng đã hiện rõ trên gương mặt của những người biểu tình phản đối Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Họ cười tươi, nhảy múa, trao kẹo, ôm nhau và vẫy lá quốc kỳ.
Trước đó, nhiều người biểu tình trong phong trào phản đối Tổng thống đã kiệt sức sau khi phải chịu đựng những làn hơi cay và các cuộc đối đầu căng thẳng với lực lượng an ninh.
Người dân mỉm cười hạnh phúc sau nhiều tháng biểu tình mệt mỏi. Ảnh: AFP
Trong suốt hơn 3 tháng, người dân đã dựng lều ven đại lộ để làm nơi tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Rajapaksa từ chức, vì vai trò của ông trong việc khiến nền kinh tế Sri Lanka sụp đổ. Hàng trăm người đã tụ tập để đánh dấu một cột mốc quan trọng sau nhiều tháng, khi ông Rajapaksa đã gửi email từ chức từ một nơi trú ẩn an toàn ở Singapore, sau khi trốn khỏi đất nước.
Đám đông hô vang các khẩu hiệu tại địa điểm biểu tình. Ảnh: AFP
Người dân ôm nhau ăn mừng Tổng thống từ chức. Ảnh: NYTimes
"Tôi chắc chắn đang cảm nhận, tôi nghĩ rằng đám đông ở đây chắc chắn cũng đang cảm nhận sự hân hoan", nhà hoạt động Vraie Balthaazar, một người biểu tình nói với AFP. Tuy nhiên, Balthaazar cho biết bản thân vẫn cảm thấy có chút lo lắng vì tổng thống chỉ mới gửi đơn từ chức qua email. "Cho đến khi chúng tôi nhìn thấy lá đơn, chúng tôi sẽ còn lo lắng".
Những người biểu tình tập trung tại phòng thư ký của tổng thống ở Colombo. Ảnh: AFP
Những người biểu tình vui mừng khi nhận được tin Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nộp đơn từ chức. Ảnh: NYTimes
Buổi lễ ăn mừng hôm 14/7 diễn ra trong không khí hòa nhã, khác xa với các cuộc đối đầu kịch liệt trên đường phố Colombo vào cuối tuần trước, khi đám đông người biểu tình tràn vào chiếm dinh thự và văn phòng của Tổng thống Rajapaksa. Các sĩ quan đã phải nổ súng chỉ thiên để giải tán đám đông tránh xa tòa nhà, dẹp đường cho Tổng thống rời đi .
Video người biểu tình chiếm dinh thự của Tổng thống Rajapaksa (Nguồn: NBC):
Làn sóng biểu tình kéo dài suốt nhiều tháng, cùng động thái nộp đơn từ chức của Tổng thống Rajapaksa và em trai của ông - Bộ trưởng Tài chính Basil Rajapaksa, gần như đã phá hủy "triều đại chính trị Rajapaksa", vốn nắm quyền lãnh đạo Sri Lanka trong gần 2 thập kỷ qua.
ADVERTISING
00:00
Theo Hiến pháp Sri Lanka, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe sẽ trở thành quyền tổng thống cho đến khi Quốc hội có thể tìm ra người kế nhiệm. Tuy nhiên, những người biểu tình cũng đang yêu cầu ông Wickremesinghe từ chức, cáo buộc ông đã hỗ trợ để duy trì trật tự chính trị tham nhũng và chủ nghĩa độc tài mạnh mẽ.
Những người biểu tình vui mừng khi nhận được tin Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nộp đơn từ chức. Ảnh: NYTimes
Sinh viên đại học Anjana Banadrawatta Banadrawatta, 22 tuổi, cho biết anh và những người khác sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh của họ vào buổi sáng. Anh nói: "Chúng tôi đang bắt đầu một cuộc chiến mới vào ngày mai với hy vọng mới. Nhưng tất nhiên trước đó, chúng tôi sẽ vui chơi và ăn mừng. Chúng tôi cảm thấy thực sự tuyệt vời. Chúng tôi đã thể hiện sức mạnh của nhân dân".
Sri Lanka đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghêm trọng khiến nước này không thể nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu, thực phẩm và dược phẩm. Lạm phát ở Sri Lanka đã ở mức cao kỷ lục 54,6% trong tháng 6 và dự kiến sẽ tăng lên 70% trong những tháng tới.
Hôm 14/7, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, Mahinda Yapa Abeywardena, cho biêt ông đã nhận được đơn từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Đơn được gửi bằng thư điện tử (email) ngay sau khi Tổng thống Rajapaksa đặt chân tới Singapore. Hiện chưa rõ liệu quyết định chấp thuận được đưa ra dưới hình thức email hay hình thức khác. Trước đó, ông Abeywardena cho biết Quốc hội sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 15/7 và tiến hành bầu tổng thống mới của nước này vào ngày 20/7 tới.
Thủ tướng Sri Lanka từ chức Ngày 9/5, Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã đệ đơn từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực giữa những người ủng hộ ông và phản đối chính phủ đã khiến gần 80 người bị thương. Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa. Ảnh: AFP/TTXVN Theo người phát ngôn Rohan Weliwita của Thủ tướng, nhà lãnh đạo 76 tuổi đã...