Tổng thống Mỹ Biden nêu bật vấn đề xung đột Nga-Ukraine trong Thông điệp Liên bang đầu tiên
Mở đầu bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 1/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các thành viên Quốc hội sát cánh với ông để gửi một “tín hiệu không thể nhầm lẫn đến Ukraine và thế giới”.
“Đối với người dân Ukraine – lòng dũng cảm, sự quyết tâm của họ, đã truyền cảm hứng cho thế giới,” Tổng thống Biden nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố Washington sẽ tiếp tục can dự với các đồng mình và đối tác liên quan tới vấn đề xung đột Ukraine-Nga, đồng thời theo bước cùng các đồng minh châu Âu cấm các chuyến bay của Nga đi qua không phận của Mỹ.
Tổng thống Biden nhấn mạnh động thái này là một ví dụ cho thấy phương Tây đang đoàn kết nhằm cô lập Nga.
Video đang HOT
Thông điệp Liên bang 2022 của Tổng thống Joe Biden là cơ hội để ông nhấn mạnh lại những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được trong năm đầu tiên cầm quyền, cũng như đề ra tầm nhìn, phương hướng, chính sách đối nội, đối ngoại cho những năm tiếp theo của nhiệm kỳ Tổng thống.
Đây là Thông điệp Liên bang đầu tiên của Tổng thống Mỹ Biden.
Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Biden cam kết lực lượng Mỹ “sẽ không tham gia vào cuộc xung đột quân sự đang diễn ra tại Ukraine và sẽ tránh xung đột trực tiếp với Nga”. Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không điều động binh sĩ tới Ukraine. Thay vào đó, quân đội Mỹ triển khai tại châu Âu để bảo vệ các đồng minh NATO trong trường hợp Nga quyết định tiến về phía Tây. “Chúng tôi đã huy động lực lượng mặt đất, không quân, tàu chiến để bảo vệ các nước thành viên NATO như Ba Lan, Romania, Latvia, Litva và Estonia”.
Về phần Ukraine, Tổng thống Biden cam kết tiếp tục viện trợ trực tiếp sau khi đã gửi hơn 1 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo. Đây là số viện trợ từ Mỹ và các đồng minh.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang
Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển.
Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine.
Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews
Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang, so với 196.600 quân của Ukraine. Điều này xuất phát từ ngân sách quốc phòng của Nga cao hơn của Ukraine.
Sự mất cân bằng trên biển là lớn nhất, với việc Nga có số lượng nhân viên, lính hải quân gấp 10 lần Ukraine. Hải quân Nga có 74 tàu chiến và 51 tàu ngầm, so với chỉ hai tàu chiến của Ukraine.
Trên bộ, chênh lệch cán cân lực lượng có sự thu hẹp hơn. Quân đội Nga có 280.000 binh sĩ so với 125.600 của Ukraine.
Ukraine cũng có 900.000 quân nhân dự bị, những người đã trải qua huấn luyện quân sự trong 5 năm qua - so với 2 triệu của Nga.
Nga cũng chiếm ưu thế khi xét về trang thiết bị với số lượng pháo gấp 3 lần, số lượng xe tăng gấp 6 lần và xe bọc thép nhiều hơn gần 7 lần so với Ukraine.
Trên không, Nga có số lượng máy bay tấn công và trực thăng gấp 10 lần của Ukraine.
Ukraine có hơn 400 bệ phóng tên lửa đất đối không có thể tiêu diệt máy bay, nhưng con số này vẫn chỉ bằng một phần mười so với số lượng mà Nga sở hữu.
Nga cũng có lợi thế mạnh về vũ khí tầm xa, sở hữu hơn 500 bệ phóng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Trong những tuần gần đây, các nước NATO đã cung cấp cho Ukraine thêm "viện trợ sát thương", chẳng hạn như việc Anh cung cấp 2.000 vũ khí chống tăng. Trong khi các lô hàng này được thiết kế để có thể gây thêm tổn thất cho Nga nếu tấn công Ukraine, một số chuyên gia cho rằng những vũ khí này sẽ thay đổi kết quả tức thì của cuộc tấn công.
Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga Giới lãnh đạo chính trị Ukraine không nên để các cường quốc bên ngoài quyết định tương lai của nước mình. Ông Volodymyr Ishchenko, cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Âu, Đại học Freie Berlin bình luận trên trang Al Jazeera mới đây rằng, vào cuối tháng 1/2022, khi các nước phương Tây tăng cường đưa tin về một...