Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định lại cam kết hỗ trợ của Washington dành cho Kiev sau khi nghe trình bày của người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về “kế hoạch chiến thắng”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Nhà Trắng cho biết, hôm 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc hội đàm để thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Trong cuộc gặp này, Tổng thống Biden nhấn mạnh lại cam kết tăng cường hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine, trong khi Tổng thống Zelensky trình bày “kế hoạch giành chiến thắng trước Nga”.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các khía cạnh ngoại giao, kinh tế và quân sự trong kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky và giao nhiệm vụ cho đội ngũ 2 bên tham gia tham vấn chuyên sâu về các bước tiếp theo.
“Ngay bây giờ, chúng ta phải củng cố vị thế của Ukraine trên chiến trường. Và đó là lý do tại sao hôm nay tôi tự hào công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,4 tỷ USD… Thứ hai, chúng tôi mong muốn giúp Ukraine thành công về lâu dài”, Tổng thống Biden cho biết.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng lưu ý, Ukraine cần được hỗ trợ trên con đường trở thành thành viên EU và NATO, đồng thời tiếp tục cải cách để chống tham nhũng và củng cố nền dân chủ.
Video đang HOT
“Chúng ta phải đảm bảo rằng Ukraine có đủ khả năng để tự vệ trước Nga trong tương lai, vì vậy tôi tự hào về các bước chúng ta đã thực hiện trong quan hệ đối tác trên các mặt trận này”, ông Biden nói và đề cập đến việc ký kết các thỏa thuận an ninh với hơn 20 quốc gia.
Ông khẳng định thêm: “Vì vậy, với cả 2 hành động này, chúng tôi đang thể hiện rõ rằng chúng tôi sát cánh cùng Ukraine trong hiện tại và tương lai, đồng thời chúng tôi có rất nhiều điều để thảo luận. Hai yếu tố này rất quan trọng đối với việc cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào. Hãy để tôi nói rõ: không phải Nga mà Ukraine sẽ chiếm ưu thế, chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh bên các bạn trên mọi chặng đường”.
Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Biden, ông Zelensky cũng có cuộc gặp riêng với Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Trong cuộc gặp này, bà Harris đã bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch chiến thắng của Ukraine. Bà cũng ngầm chỉ trích ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump với quan điểm Ukraine có thể phải nhượng lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.
“Mọi quyết định liên quan đến cuộc chiến này phụ thuộc vào Ukraine. Tuy nhiên có một số người ở đất nước tôi lại muốn buộc Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ, đề nghị họ chấp nhận trung lập, không liên kết an ninh với các quốc gia khác. Đó không phải những đề xuất hòa bình, mà là đề xuất đầu hàng”, bà Harris nói.
Ứng viên đảng Dân chủ nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Mặt khác, bà nhấn mạnh, Nga có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine bằng việc rút hết quân.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đưa ra “kế hoạch chiến thắng”, trong đó có chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Nga, củng cố vị thế của Ukraine trên trường quốc tế và gia nhập NATO.
Nga lên tiếng về lập trường về vấn đề Ukraine của 'phó tướng' ông Trump
Trong khi các đồng minh châu Âu của Mỹ đang lo ngại rộng rãi về việc J.D. Vance được ông Trump chọn làm "phó tướng" thì Liên bang Nga lại hoan nghênh lập trường về Ukraine của Thượng nghị sỹ tiểu bang Ohio này.
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Liên hợp quốc ngày 17/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Liên hợp quốc ngày 17/7, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào sẵn sàng tham gia vào "đối thoại bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau", đồng thời hoan nghênh lập trường về Ukraine của ứng cử viên phó tổng thống đảng Cộng hòa James David Vance (J.D. Vance).
Thượng nghị sỹ James David Vance, sinh ngày 2/8/1984 (39 tuổi) tại Middletown, bang Ohio đã được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn liên danh tranh cử.
Theo hãng tin Reuters ngày 18/7, quan điểm của ông Vance về vấn đề Ukraine là muốn cắt giảm sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga và cho rằng Kiev không có cơ hội lấy lại toàn bộ lãnh thổ mà Nga đã chiếm kể từ khi Moskva mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Tại họp báo, Ngoại trưởng Liên bang Nga nói với các phóng viên: "Ông ấy (J.D.Vance) ủng hộ hòa bình, ông ấy ủng hộ việc chấm dứt sự hỗ trợ (cho Ukraine) và chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh điều đó bởi vì đó là điều chúng tôi cần - ngừng bơm vũ khí cho Ukraine và khi đó chiến tranh sẽ kết thúc".
Trong khi đó, Reuters cho biết các đồng minh châu Âu của Mỹ đang lo ngại rộng rãi về việc ông Vance được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Ông Trump đã bày tỏ sự không hài lòng về gói viện trợ mới nhất dành cho Ukraine được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 4/2024, nhưng không giống như "phó tướng" của mình, cựu tổng thống Mỹ không phản đối rõ ràng.
Cuối tháng 6/2024, cựu tổng thống Mỹ nói rằng ông không chấp nhận các điều khoản của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt chiến tranh.
Ông Putin từng tuyên bố rằng Liên bang Nga sẽ chấm dứt chiến tranh nếu Kiev bàn giao 4 khu vực ở phía Đông và phía Nam đất nước mà Moskva tuyên bố chủ quyền.
Theo hầu hết các cuộc thăm dò dư luận, ông Trump - người giữ chức tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021 - và Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trong một cuộc tái đấu với khoảng cách ủng hộ ngắn ngủi.
Liên quan tới việc hợp tác giữa Liên bang Nga và Mỹ trong tương lai, ông Lavrov nói: "Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào, người được cử tri Mỹ bầu chọn", nếu nhà lãnh đạo đó "sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại công bằng, tôn trọng lẫn nhau".
"Dưới thời ông Trump, ngày càng có nhiều biện pháp trừng phạt được áp đặt, các biện pháp trừng phạt kinh tế, trừng phạt ngoại giao, tuy nhiên, vào thời điểm đó... cuộc đối thoại đang được tiến hành giữa chúng tôi và Washington ở cấp cao nhất", ông Lavrov nói thêm.
Trong khi đó, ông Lavrov cho biết: "Hiện tại không có cuộc đối thoại nào như vậy", đồng thời nói thêm rằng kể từ khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, các mối liên hệ cấp cao giữa Washington và Moscow đã cạn kiệt.
Theo một đánh giá được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ công bố trong tháng này, Liên bang Nga "vẫn là mối đe dọa chính đối với cuộc bầu cử" của Mỹ và "các tác nhân gây ảnh hưởng của Nga" không xác định đã bí mật lên kế hoạch "xoay chuyển dư luận" ở các quốc gia xung đột và "giảm bớt sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine"
Về vấn đề này, ông Lavrov nói: "Chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điều này bao gồm cả Mỹ".
Ông Lavrov hiện đang ở New York, để chủ trì hai cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian Liên bang Nga làm Chủ tịch cơ quan này trong tháng 7.
Mỹ kí thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ kí một thỏa thuận an ninh với Ukraine, động thái thể hiện cam kết mạnh mẽ của Washington dành cho Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay. Hội nghị hòa bình Ukraine dự kiến vắng bóng nguyên thủ một số nước quan trọng New York Times hôm nay (13/6) dẫn lời quan chức cấp cao trong chính...