Tổng thống Macron bị chỉ trích vì dọa hạn chế ‘quyền lợi xã hội’ của người chưa tiêm
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị chỉ trích dữ dội sau khi cảnh báo sẽ hạn chế nhiều quyền lợi xã hội của người chưa tiêm vắc xin COVID-19.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – Ảnh: REUTERS
“Đối với những người chưa tiêm chủng, tôi thực sự muốn quấy rầy họ”, ông Macron nói với báo Le Parisien. “Chúng ta sẽ tiếp tục làm cho đến cùng. Đây là chiến lược”.
Tổng thống Pháp nói thêm rằng điều này có nghĩa là “hạn chế càng nhiều càng tốt khả năng tiếp cận các hoạt động xã hội” của những người chưa tiêm vắc xin.
“Tôi sẽ không tống họ vào tù, tôi sẽ không bắt buộc tiêm chủng”, ông Macron nói. “Và do đó, chúng tôi phải nói với họ rằng, từ ngày 15-1, các bạn sẽ không được ăn quán, không được uống cà phê, không được xem ca nhạc hay đến rạp chiếu phim nữa”.
Trong câu gốc tiếng Pháp, từ “quấy rầy” ông Macron dùng là “emmerder”, một từ dân dã.
Video đang HOT
Các đối thủ của ông Macron cáo buộc ngôn từ của ông đã đi quá giới hạn. Trong giai đoạn đầu cầm quyền, ông Macron cũng nổi tiếng với một số phát biểu đôi khi thiếu tế nhị.
Ứng cử viên tổng thống phe cực hữu Marine Le Pen nói: “Một tổng thống không nên nói như vậy”. Bà Le Pen cáo buộc ông Macron muốn biến một số người Pháp thành “công dân hạng hai”.
Ứng cử viên cánh tả Jean-Luc Melenchon cũng lên án những phát biểu của ông Macron là “kinh khủng”.
Chính phủ Pháp đang tìm cách thúc đẩy thông qua luật bắt buộc xuất trình bằng chứng tiêm chủng để tham gia các hoạt động văn hóa, công cộng như đi tàu, ngồi quán cà phê, xem phim hay ăn nhà hàng.
Việc thông qua luật bị trì hoãn vào đầu ngày 5-1 sau phát biểu của ông Macron. Ông Marc Le Fur, người chủ trì phiên họp ở Hạ viện, nói rằng bầu không khí trong phòng phải là “môi trường làm việc yên tĩnh”.
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2022 sắp diễn ra. Vòng đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 10-4 và vòng thứ hai vào ngày 24-4.
Theo kết quả thăm dò cho vòng bầu cử đầu tiên do báo Les Echos và đài Radio Classique thực hiện cùng cơ quan điều tra dư luận OpinionWay-Kéa Partners, Tổng thống Emmanuel Macron đang dẫn đầu với 26% người ủng hộ. Hai ứng cử viên Valérie Pécresse và Marine Le Pen mỗi người được 16%.
Pháp phát hiện biến thể nCoV có 46 đột biến
Các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về sự xuất hiện của một biến thể SARS-CoV-2 mới ở miền nam nước Pháp.
12 bệnh nhân sống cùng một khu vực ở Pháp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Xét nghiệm cho thấy chủng virus có đặc điểm không quen thuộc.
Ca F0 đầu tiên trở về sau chuyến đi đến Cameroon. Do đó, các nhà khoa học dự đoán biến thể mới có thể bắt nguồn từ quốc gia châu Phi.
Trong một nghiên cứu chưa được bình duyệt, các chuyên gia từ một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Pháp cho biết, họ đã xác định được 46 đột biến trong biến thể mới được đặt tên B.1.640.2.
Các chuyên gia ở Marseille phát hiện ra ca bệnh đầu tiên. Vào đầu tháng 12, họ đã thông báo về bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến thể mới ở vùng Alpes-de-Haute-Provence.
Tuy nhiên, biến thể này dường như không lây lan nhanh.
Giới khoa học liên tục phát hiện ra những biến thể mới. Nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng sẽ nguy hiểm hơn Delta hoặc Alpha.
Một biến thể được biết đến nhiều hơn và nguy hiểm hơn do khả năng nhân lên nhờ số lượng đột biến. Đó là khi chúng trở thành biến thể gây lo ngại như Omicron.
Hiện tại, Pháp đã cắt giảm thời gian cách ly cho người nhiễm Covid-19 trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính và xã hội do dịch bùng phát.
Thời gian tự cách ly đối với những người được tiêm chủng đầy đủ có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày và còn 5 ngày nếu có kết quả âm tính.
Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết: "Những người không được tiêm chủng sẽ phải cách ly trong 10 ngày".
Ngày 1/1, Pháp ghi nhận hơn 200.000 ca Covid-19 mới và trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới vượt qua tổng số 10 triệu ca.
Pháp tiêu hủy hàng trăm nghìn con gia cầm để phòng chống dịch cúm H5N1 Giới chức Pháp ngày 31/12 cho biết, trong tháng qua, nước này đã tiêu hủy từ 600.000 - 650.000 con gà, vịt và các loại gia cầm khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 thứ tư kể từ năm 2015. Gia cầm được nuôi tại trang trại ở Douville-en-Auge, tây bắc nước Pháp. Ảnh...