Tổng thống Israel tiêm mũi vaccine thứ ba
Tổng thống Israel Isaac Herzog ngày 30/7 đã tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, mở đầu chiến dịch của nước này tiêm mũi 3 vaccine cho những người trên 60 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau khi tiêm tại một bệnh viện gần Tel Aviv, Tổng thống Herzog tuyên bố Israel đang bắt đầu thúc đẩy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 để cuộc sống người dân sớm trở lại bình thường.
Trước đó một ngày, Bộ Y tế Israel thông báo nước này chuẩn bị tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người lớn tuổi.
Chiến dịch tiêm chủng tại Israel bắt đầu từ ngày 20/12/2020. Giai đoạn đầu của chiến dịch tập trung vào đội ngũ y tế, những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mạn tính. Hiện Israel cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên. Ngày 12/7 vừa qua, Israel đề xuất tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người trưởng thành có hệ miễn dịch kém.
Video đang HOT
*Cùng ngày, một nghiên cứu mới, đăng trên website Medrxiv.org, cho thấy việc tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac sau mũi thứ 2 từ 6 tháng trở lên có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch đáng kể đối với virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 đối với 500 người sau mũi 2 từ 6-8 tháng. Kết quả, mũi tiêm bổ sung giúp gia tăng đáng kể mức độ kháng thể, với hiệu giá trung bình nhân sau 14 ngày tăng gần gấp 3, lên 137,9.
Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù mức độ kháng thể trung hòa giảm 6 tháng sau khi tiêm 2 mũi vaccine của Sinovac, nhưng liệu trình tiêm 2 mũi tạo ra miễn dịch tốt.
Nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu gần đây về việc tăng cường miễn dịch bằng vaccine của AstraZeneca, theo đó, mức độ kháng thể cao hơn sau mũi tiêm thứ 3.
*Cũng trong ngày 30/7, Hàn Quốc thông báo kế hoạch mở rộng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người trong độ tuổi từ 18 đến 49, trong bối cảnh nước này đang chật vật khống chế số ca mắc mới trong 1 ngày ở mức cao kỷ lục trong thời gian gần đây do những người trẻ tuổi chưa được tiêm vaccine.
Hàn Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh thiếu nguồn cung và việc bàn giao vaccine chậm trễ. Hiện có khoảng 36,5% tổng số người dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó có 14% được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Hàn Quốc đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 70% dân số cho đến tháng 9 tới.
Tổng thống Pháp kêu gọi người dân tích cực tiêm vaccine ngừa COVID-19
Ngày 25/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng trốn tránh tiêm vaccine là biểu hiện của "sự vô trách nhiệm", đồng thời hối thúc người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech cho người dân tại Saint-Maur-des-Fossés, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh tại Pháp diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối quy định về chứng nhận vaccine và việc bắt buộc tiêm vaccine đối với một số nhóm ngành nghề.
Khoảng 160.000 người đã xuống dường biểu tình hôm 24/7, trong đó ở một số thành phố đã nổ ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Phát biểu trước các nhân viên y tế tại một bệnh viên ở Tahiti, Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng tất cả các chuyên gia y tế mà ông từng tiếp xúc đều tin tưởng vào hiệu quả của vaccine. Ông nói: "Các bạn coi tự do là việc không tiêm vaccine khi không muốn. Nếu ngày mai bạn lây bệnh cho bố mẹ mình, lây bệnh cho tôi, chúng tôi sẽ trở thành nạn nhân của bạn. Đó không phải tự do, đó là sự vô trách nhiệm, là cố chấp, ích kỷ... Do biến thể Delta, dịch bệnh sắp bùng lên một lần nữa. Thông điệp của tôi rất đơn giản: Hãy tiêm vaccine".
Trong tháng 7, Tổng thống Pháp đã công bố một loạt biện pháp hạn chế mới để kiểm soát dịch COVID-19. Bắt đầu từ tháng 8, nhà hàng, quán bar, các trung tâm mua sắm, máy bay và tàu chạy đường dài sẽ yêu cầu hành khách phải trình giấy chứng nhận đã được tiêm vaccine hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm vaccine.
Trong khi đó tại bang Alabama của Mỹ, Thống đốc bang Kay Ivey cho rằng việc số ca mắc COVID-19 tăng trở lại tại bang này có thể là do những người chưa tiêm vaccine. Bà nói: "Gần như 100% các ca nhập viện mới đều chưa tiêm vaccine. Chắc chắn trường hợp tử vong cũng rơi vào nhóm này".
Theo thống kê, tính đến ngày 22/7, bang Alabama ghi nhận số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày là 1.143 ca, tăng đáng kể so với con số 191 ca của 1 tháng trước. Cơ quan y tế công cộng của bang cho biết 94% các bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và 96% ca tử vong do COVID-19 tại Alabama kể từ tháng 4/2021 đến nay đều là những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Brazil thử nghiệm tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 3 Cơ quan quản lý y tế Brazil (Anvisa) ngày 19/7 thông báo nước này đã cấp phép thử nghiệm tiêm chủng mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của AstraZeneca. Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 30/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Anvisa, 10.000 tình nguyện viên sau thời gian tiêm mũi thứ 2 từ 11 đến 13 tháng sẽ...