Tổng thống Iran: Mỹ bị ‘cô lập tối đa’
Tống thống Iran Rouhani nói Mỹ bị “cô lập tối đa” khi các cường quốc bác tuyên bố do Washington đưa ra, tái áp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Mỹ thông báo các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Iran được kích hoạt theo cơ chế “tự động nối lại” (snapback) theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, bất chấp nước này đã rút khỏi thỏa thuận hai năm trước.
Khi các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran nghi ngờ tính pháp lý của động thái trên, Mỹ cảnh báo sẽ buộc các quốc gia này “phải chịu hậu quả” nếu không tuân thủ.
Tuy nhiên, Tổng thống Hassan Rouhani nói chiến dịch của Mỹ nhằm gây áp lực tối đa lên Iran đã phản tác dụng.
“Chúng tôi có thể nói rằng ‘áp lực tối đa’ của Mỹ nhằm vào Iran, xét trên khía cạnh chính trị và pháp lý, đã trở thành sự cô lập tối đa với nước này”, Rouhani nói trên truyền hình ngày 20/9.
Video đang HOT
Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong cuộc họp với thành viên chính phủ tại Tehran, ngày 20/9. Ảnh: AFP.
Lệnh cấm vận vũ khí thông thường nhằm vào Iran được dỡ bỏ theo Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) được ký với Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức năm 2015 về chương trình hạt nhân của quốc gia Trung Đông. Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Tổng thống Donald Trump năm 2018 tuyên bố Mỹ rút khỏi JCPOA do thỏa thuận “không hiệu quả”, đồng thời thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran bằng cách áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với nước này, bất chấp sự phản đối của các nước còn lại trong thỏa thuận. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định vẫn là một bên tham gia JCPOA và có thể kích hoạt cơ chế “snapback”.
“Snapback” được Mỹ đưa vào JCPOA, quy định các thành viên được quyền yêu cầu Liên Hợp Quốc khôi phục các lệnh cấm vận với Iran nếu phát hiện nước này vi phạm thỏa thuận. Để chống lại việc kích hoạt điều khoản này, Hội đồng Bảo an sẽ phải thông qua một nghị quyết nới cấm vận Iran trong 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Mỹ.
Việc kích hoạt “snapback” được coi là động thái quyết liệt nhất của Mỹ nhằm trừng phạt Iran tới cùng, sau khi Hội đồng Bảo an khước từ đề xuất gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Tehran do Mỹ đưa ra. Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Mỹ có quyền phủ quyết bất cứ nghị quyết nới cấm vận nào với Iran, khiến không ai có thể cản được cơ chế trừng phạt “snapback”.
Nhà Trắng dự kiến ban hành một sắc lệnh hành pháp hôm nay, nêu rõ cách thức Mỹ sẽ thực thi các lệnh trừng phạt đã được khôi phục. Bộ Tài chính Mỹ sẽ liệt kê những hình thức trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.
Iran nói Mỹ 'thất bại xấu hổ' ở Liên Hợp Quốc
Tổng thống Iran chế nhạo Mỹ sau khi Hội đồng Bảo an bác dự thảo gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Tehran do Washington đề xuất.
"Mỹ dành nhiều tháng để chuẩn bị một nghị quyết nhằm tung đòn đánh vào Iran, nhưng nó chỉ nhận được một phiếu ủng hộ. Âm mưu của họ đã thất bại một cách đáng xấu hổ", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trên truyền hình hôm 15/8.
Tổng thống Rouhani trong một cuộc họp năm 2016. Ảnh: AFP.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 14/8 bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Tehran do Washington đề xuất. Mỹ và Cộng hòa Dominic bỏ phiếu thuận, Nga và Trung Quốc bỏ phiếu chống, trong khi các quốc gia khác bỏ phiếu trắng.
Theo dự thảo nghị quyết được Mỹ đưa ra, lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ được gia hạn "cho đến khi Hội đồng Bảo an có quyết định khác". Dự thảo cần 9 phiếu thuận để được thông qua, và ngay cả khi có đủ số phiếu này, nó vẫn có thể bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Cố vấn An ninh Nhà Trắng Robert O'Brien cho biết phản ứng của Anh, Pháp và Đức là "đáng thất vọng nhưng không bất ngờ". "Chúng tôi đã thua hôm nay, nhưng nó vẫn chưa phải kết thúc", quan chức Mỹ nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 14/8.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cảnh báo Washington có thể gia hạn lệnh cấm vận đơn phương nhằm vào Tehran.
Từ năm 2006 đến 2010, Hội đồng Bảo an đã thông qua ba nghị quyết cấm xuất khẩu công nghệ liên quan tới hệ thống vận chuyển vũ khí hạt nhân tới Iran, cấm Tehran xuất khẩu vũ khí, cũng như cấm các nước bán vũ khí thông thường cho quốc gia này.
Điều khoản quy định thời hạn ngừng cấm vận vũ khí với Iran được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra trong Nghị quyết 2231, như một phần của Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận được ký hồi năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh. Theo đó, Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Các lệnh cấm vận vũ khí với Iran sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10.
Tổng thống Iran công bố số liệu chấn động, 25 triệu dân mắc COVID-19 Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 18/7 nói rằng 25 triệu người Iran đã mắc COVID-19 và 35 triệu người khác có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. "Theo ước tính của chúng tôi, hiện tại 25 triệu người Iran đã bị nhiễm loại virus này và khoảng 14.000 người đã thiệt mạng. Có khoảng 30-35 triệu người khác đang gặp rủi ro. Tổng...