Tổng thống Indonesia yêu cầu khẩn trương triển khai gói trợ cấp xã hội
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 12/9 đề nghị lãnh đạo chính quyền các địa phương khẩn trương triển khai phân phối trợ cấp cho ngư dân hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) từ nguồn ngân sách của địa phương.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại một hội nghị trực tuyến ở Bogor, bang Tây Java ngày 26/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Jokowi, lãnh đạo địa phương có thể sử dụng 2% Quỹ chuyển giao chung (DAU) và Quỹ chia sẻ doanh thu (DBH) thông qua hình thức hỗ trợ xã hội để trợ cấp nhằm giải quyết các tác động của việc tăng giá nhiên liệu vừa qua. Nguồn ngân sách này cũng có thể được sử dụng để bù đắp cho chi phí vận tải tăng do giá nhiên liệu. Ví dụ, chi phí vận chuyển một số mặt hàng tiêu dùng từ Brebes đến Lampung được ấn định khoảng 3 triệu Rp (khoảng 200 USD), chính quyền địa phương sẽ bù vào cước vận chuyển tăng thêm do giá nhiên liệu tăng. Ông Jokowi cho rằng: “Chính quyền địa phương đã triển khai kịp thời. Vì vậy, giá một số mặt hàng nông sản ở Brebes bằng với giá trên thị trường. Nếu tất cả các khu vực đều có thể làm được điều này, chúng tôi có thể giữ cho lạm phát không tăng”.
Chi phí vận chuyển hàng hóa do chính quyền khu vực, tỉnh, huyện hoặc thành phố chịu. Bằng cách bù đắp chi phí vận chuyển, lạm phát có thể giảm.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani cho biết, chính phủ đã đưa ra 3 loại trợ cấp xã hội (BLT) cho người nghèo nhằm giảm tác động của lạm phát trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng. Tổng số tiền được chuẩn bị cho trợ cấp xã hội đạt 24,17 nghìn tỷ Rp (khoảng 1,6 tỷ USD). Thứ nhất, BLT sẽ phân phát cho mỗi gia đình 600 nghìn Rp/tháng trong 4 tháng. Tổng ngân sách sẽ giải ngân khoảng 12,4 nghìn tỷ Rp (tương đương 840 triệu USD). Thứ hai, Hỗ trợ trợ cấp tiền lương (BSU) 600 nghìn Rp cho người lao động có mức lương dưới 3,5 triệu Rp. Dự kiến, khoảng 14 triệu công nhân sẽ được nhận gói hỗ trợ này. Tổng quỹ trợ giúp xã hội đã giải ngân cho BSU là 9,6 nghìn tỷ Rp (khoảng 645 triệu USD). Thứ ba, khoản trợ cấp sử dụng 2% DAU và DBH với tổng trị giá 2,17 nghìn tỷ Rp (khoảng 142 triệu USD) để hỗ trợ các loại chi phí khác.
Indonesia: Đưa việc đẩy mạnh xây dựng thủ đô mới vào chương trình nghị sự quốc gia
Theo Tổng thống Indonesia Joko Widodo, thủ đô quốc gia mới (IKN) Nusantara không chỉ là bộ máy dân sự nhà nước, mà còn là thành phố đổi mới sáng tạo và kinh doanh, động lực kinh tế mới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại một hội nghị trực tuyến ở Bogor, bang Tây Java ngày 26/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 16/8, phát biểu nhân kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (17/8/1945-17/8/2022), Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã nhấn mạnh 5 chương trình nghị sự lớn cần được tiếp tục trong bối cảnh các cuộc xung đột địa chính trị và khủng hoảng đang xảy ra trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại phiên họp thường niên năm 2022 của Hạ viện và Thượng viện, Tổng thống Jokowi cho biết chương trình nghị sự lớn đầu tiên của chính phủ là tiếp tục tiến hành quá trình phát triển ngành công nghiệp chế biến hạ nguồn. Việc thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nickel hạ nguồn đã giúp xuất khẩu sắt thép của Indonesia tăng 18 lần. Ngoài tăng thu ngân sách từ thuế, kho dự trữ ngoại hối của quốc gia cũng gia tăng, qua đó giúp ổn định giá trị đồng Rupiah. Theo ông Jokowi, Indonesia cũng cần xây dựng hệ sinh thái công nghiệp tích hợp nhằm hỗ trợ phát triển hệ sinh thái kinh tế xanh toàn cầu.
Chương trình nghị sự thứ hai là tối ưu hóa các nguồn năng lượng xanh và thúc đẩy kinh tế xanh. Tổng thống Jokowi cho rằng tiềm năng năng lượng xanh từ Mặt trời, địa nhiệt, gió, sóng biển và năng lượng sinh học sẽ giúp thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phát thải thấp, đồng thời lạc quan rằng Indonesia sẽ trở thành nhà sản xuất các sản phẩm xanh có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Chương trình nghị sự thứ ba của chính phủ là tiếp tục tăng cường bảo vệ luật pháp, xã hội, chính trị và kinh tế cho cộng đồng. Trong khi đó, chương trình nghị sự thứ tư tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Chính phủ đang tiếp tục thúc đẩy số hóa nền kinh tế, tạo điều kiện thành lập 2 công ty siêu kỳ lân và 9 công ty kỳ lân nhằm hỗ trợ các MSME này. Ít nhất 19 triệu MSME đã tham gia hệ sinh thái kỹ thuật số và mục tiêu của chính phủ là đưa con số này đạt 30 triệu vào năm 2024.
Chương trình nghị sự thứ năm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng thủ đô quốc gia mới (IKN) Nusantara. Tổng thống khẳng định IKN không chỉ là bộ máy dân sự nhà nước mà còn là thành phố đổi mới sáng tạo và kinh doanh. Khu vực này sẽ không chỉ có các văn phòng chính phủ mà còn là động lực kinh tế mới. Đây sẽ không chỉ là một thành phố bình thường mà sẽ là một thành phố trong rừng với các dịch vụ giáo dục và y tế đẳng cấp thế giới.
Indonesia nhấn mạnh về hợp tác y tế trong quan hệ ASEAN - Ấn Độ Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa ASEAN và Ấn Độ trong việc đối phó với các đại dịch. Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại một hội nghị trực tuyến ở Bogor, bang Tây Java. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu...