Tổng thống Indonesia kêu gọi thiết lập hành lang đi lại an toàn trong ASEAN
Ngày 25/10, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hối thúc các nước thành viên ASEAN đẩy nhanh kế hoạch tạo dựng một hành lang đi lại nội khối nhằm khôi phục hoạt động du lịch, qua đó thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một diễn đàn khu vực, Tổng thống Widodo cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch tại các nước Đông Nam Á từng ở mức độ nghiêm ngặt nhất thế giới và trong bối cảnh hầu hết 10 nước ASEAN ghi nhận số ca mắc mới giảm, những biện pháp này cần được nới lỏng, tạo điều kiện cho người dân đi lại. Hành lang đi lại khu vực do Chính phủ Indonesia đề xuất vào năm 2020, bao gồm việc tạo thuận lợi cho hành lang nhập cư, công nhận chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-9 và chuẩn hóa các biện pháp y tế trong việc xuất cảnh và nhập cảnh.
Ông Widodo nhấn mạnh trong tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 tại khu vực ASEAN đã giảm 14%. Theo ông, đã đến lúc các nước ASEAN mở cửa trở lại song song với việc kiểm soát dịch bệnh. Nếu tất cả các nước ASEAN cùng tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại, guồng quay nền kinh tế sẽ sớm phục hồi.
Video đang HOT
Ước tính, hoạt động đi lại nội khối ASEAN chiếm khoảng 40% lưu lượng đi lại tại khu vực và là chìa khóa cho việc khôi phục ngành du lịch.
Cho tới nay, một số nước như Thái Lan hay Indonesia đã bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế sau khi tỷ lệ tiêm đủ liều đạt ở mức cao. Sau khi thí điểm đón khách quốc tế tại đảo nghỉ dưỡng Bali, nơi có hơn 80% người dân trên đảo đã hoàn thành tiêm chủng, Tổng thống Widodo cho biết chính phủ sẽ mở cửa từng bước những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng trên 70%.
Ngoài ra, Tổng thống Widodo cũng kêu gọi đảm bảo việc phân bổ vaccine công bằng, hướng tới mục tiêu ít nhất 70% trong hơn 600 triệu dân ASEAN được tiêm chủng. Theo nhà lãnh đạo Indonesia, ASEAN cũng cần mở rộng và đẩy mạnh kinh tế kỹ thuật số vì đây được coi là khu vực có tốc độ tăng trưởng về Internet nhanh nhất thế giới. Ông nhấn mạnh việc các quốc gia ASEAN cũng chung tay giải quyết các thách thức y tế, tái khởi động hoạt động đi lại an toàn và thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số công bằng sẽ là con đường để các nước thành viên phục hồi và phát triển.
Những nhận định của Tổng thống Indonesia được đưa ra trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các hội nghị cấp cao liên quan. Sự kiện này này diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 26-28/10 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Brunei.
Trung Quốc muốn họp với ASEAN vào tháng sau
Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn các nguồn tin cho biết Trung Quốc đã đề xuất họp với các lãnh đạo ASEAN vào tháng 6-2021 tại nước này, đồng thời đang sắp xếp các cuộc trao đổi về cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu sau cuộc họp ASEAN về vấn đề Myanmar tại Jakarta ngày 24-4 - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Nhật Bản ngày 7-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cân nhắc tổ chức cuộc họp với lãnh đạo 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại một thành phố thuộc Trung Quốc chứ không phải thủ đô Bắc Kinh.
Chưa rõ chi tiết cuộc họp nhưng đây được đánh giá là động thái cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á trong bối cảnh Mỹ đang lôi kéo các đồng minh khu vực và quốc tế để đối phó với Bắc Kinh. Tại cuộc họp của các nước nhóm G7 mới đây tại London, Anh, chủ tịch ASEAN năm 2021 cũng được mời tham dự.
2021 là năm kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hi vọng tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm, thực hiện kế hoạch hành động 5 năm, nâng tầm quan hệ Trung Quốc - ASEAN.
Bắc Kinh thời gian qua vừa đối phó với dịch COVID-19 vừa tìm cách giải quyết vấn đề Myanmar với các nước ASEAN, trong đó có nhiều thành viên có mối quan hệ kinh tế khắng khít với Trung Quốc nhưng phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh. Một trong những chính sách đó là "ngoại giao vắc xin" nhằm cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 do Trung Quốc phát triển cho các nước láng giềng.
Trong vấn đề Myanmar, Trung Quốc cũng kiềm chế không lên án tình trạng bạo lực chết người tại nước này kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1-2. Trong khi đó, cuộc họp của các lãnh đạo ASEAN vào cuối tháng 4-2021 đã đạt được sự đồng thuận 5 điểm về vấn đề Myanmar, trong đó cử đặc phái viên của nhóm đến nước này để thúc đẩy đối thoại.
Người phát ngôn Hội đồng hành chính nhà nước Myanmar (SAC) Kaung Htet San ngày 7-5 cho biết quân đội nước này đang tập trung ổn định tình hình trong nước trước khi đặc phái viên của ASEAN tới thăm Myanmar.
Phát biểu trên truyền hình, ông Kaung Htet San cho biết ASEAN mong muốn cử một đặc phái viên tới Myanmar và nước này sẽ "hợp tác với đại diện của ASEAN" khi đạt được an ninh và ổn định trong nước.
Tổng thống Indonesia: Thảm họa tàu ngầm là cú sốc quốc gia Tổng thống Indonesia Widodo chia buồn với gia đình 53 người thiệt mạng trong tai nạn tàu ngầm KRI Nanggala, gọi thảm kịch là cú sốc cho cả đất nước. "Thảm kịch này khiến tất cả chúng ta đều bị sốc, không chỉ với gia đình của 53 thành viên thủy thủ đoàn và hải quân, mà còn toàn bộ người dân Indonesia",...