Tổng thống Indonesia kêu gọi người dân đối mặt với COVID-19 như một bệnh đặc hữu
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 27/9, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã kêu gọi tất cả người dân Indonesia chuẩn bị sống chung với COVID-19 vì đại dịch này sẽ sớm biến thành một loại bệnh đặc hữu.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bandung, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một bài đăng trên trang Instagram, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh: “Bây giờ chúng ta đang chuẩn bị để sống chung với COVID-19 và đối mặt với đại dịch này như một loại bệnh đặc hữu vì nó sẽ không biến mất khỏi trái đất trong một thời gian dài”.
Tổng thống Jokowi nhắc lại rằng từ một năm rưỡi qua, Indonesia đã phải vật lộn để ứng phó với COVID-19, song tình trạng này đã được cải thiện trong thời gian gần đây, phản ánh qua tỷ lệ lấp đầy giường bệnh (BOR). Ông cho biết các bệnh viện hiện không còn quá đông bệnh nhân COVID-19, trong khi các trung tâm cách ly tập trung tại nhiều thành phố trên cả nước đang bắt đầu được nới lỏng. Lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) đã được giảm cấp độ tại nhiều vùng, trong khi các trung tâm mua sắm, nhà thờ, địa điểm du lịch đã bắt đầu mở cửa trở lại và các trường bắt đầu tổ chức học trực tiếp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Indonesia lưu ý rằng kết quả này không thể tách rời việc thực hiện PPKM, tiêm chủng đại trà và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện các quy định y tế.
Do vậy, Tổng thống Jokowi yêu cầu người dân giữ gìn ý thức và không được mất cảnh giác trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh dù nhiều biện pháp hạn chế xã hội đã được nới lỏng.
* Trong khi đó, tại Malaysia, chính phủ nước này dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm cho phép người dân đi lại xuyên bang trước giữa tháng 10 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong cuộc họp ngày 27/9, Chủ tịch Hội đồng Hồi phục quốc gia Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết chính phủ dự kiến vào đầu hoặc giữa tháng 10 sẽ cho phép người dân đi lại xuyên bang. Khi đó, tỉ lệ hoàn thành tiêm chủng ở nhóm người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 90%. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải tuân thủ Trình tự vận hành tiêu chuẩn (SOP).
Ông Muhyiddin cho biết thêm tại cuộc họp, Hội đồng Hồi phục quốc gia đã thảo luận vấn đề mở cửa biên giới, bao gồm cho phép những người Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng ra nước ngoài và cho phép các doanh nhân, du khách… được nhập cảnh. Hội nghị nhất trí sẽ thảo luận kỹ lưỡng với Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob về việc này và hi vọng chính phủ sẽ đưa ra tuyên bố trong một ngày gần đây. Theo ông Muhyiddin, quyết định liên quan sẽ có ảnh hưởng lớn đối với Malaysia.
Hiện nay, ở Malaysia chỉ còn duy nhất bang Kedah đang ở giai đoạn 1 của Kế hoạch Hồi phục quốc gia (NRP), các địa phương còn lại đều ở giai đoạn 2 của NRP trở lên, trong đó có bang Nigeri Sembilan và lãnh thổ liên bang Labuan đã chuyển sang giai đoạn 4. Tuy nhiên, Malaysia vẫn duy trì lệnh cấm đi lại xuyên bang, chỉ cho phép đi lại xuyên quận và thực hiện “bong bóng du lịch” ở đảo Langkawi đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19.
Indonesia sẽ tiến hành cải tổ Nội các vào ngày 28/4
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) sẽ tiến hành cải tổ Nội các vào ngày 28/4 với việc bổ nhiệm hai bộ trưởng mới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh truyền hình CNN tiếng Indonesia dẫn một nguồn tin thân cận tại Phủ Tổng thống tiết lộ: "Sẽ có cải tổ Nội các. Hai bộ trưởng sẽ được bổ nhiệm".
Nguồn tin trên cho biết cuộc cải tổ Nội các sẽ kéo theo sự thay đổi danh xưng các bộ. Theo đó, dự kiến, Tổng thống Jokowi sẽ bổ nhiệm Bộ trưởng Đầu tư và Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ.
Người đứng đầu Ủy ban điều phối đầu tư (BKPM) Bahlil Lahadalia nhiều khả năng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Đầu tư. Trong khi đó, Bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục Nadiem Makarim có thể tiếp tục lãnh đạo Bộ này sau khi sáp nhập Bộ Nghiên cứu và Công nghệ.
Trước đó, trong phiên họp toàn thể ngày 9/4, Hạ viện Indonesia đã thông qua kế hoạch sáp nhập Bộ Nghiên cứu và Công nghệ vào Bộ Giáo dục và Văn hóa, đồng thời lập mới Bộ Đầu tư trên cơ sở nâng cấp Ủy ban điều phối đầu tư.
Theo Phó Chủ tịch Hạ viện Sufmi Dasco Ahmad, trước đó chính phủ đã có tờ trình về việc xem xét thay đổi các Bộ. Kế hoạch này cũng đã được thảo luận hôm 8/4 tại Hội đồng Cố vấn của Hạ viện.
Hiện Chính phủ Indonesia gồm 34 Bộ, trong đó có 4 Bộ Điều phối.
Lào tiếp tục đẩy mạnh công tác xét nghiệm Lào tiếp tục đẩy mạnh công tác xét nghiệm trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng cao. Nhân viên y tế làm việc tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Y tế Lào ngày 23/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận...