“Tổng thống Indonesia đã sai khi đánh đắm tàu cá láng giềng ở Biển Đông”
Việt Nam và Thái Lan đã không trả đũa những hành vi thái quá của các nhà chức trách Indonesia, nhưng Jakarta nên biết rằng những hành vi phá hoại như vậy…
Indonesia đánh chìm tàu cá nước ngoài họ cho là đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển của họ.
Tờ Bangkok Post ngày 5/1 bình luận, Biển Đông vốn đã là một khu vực căng thẳng nhất trên thế giới và càng trở nên nguy hiểm hơn trong vài tháng trước. Vấn đề ở Biển Đông lâu nay thường xoay quanh sự hung hãn của Trung Quốc khăng khăng rằng họ có chủ quyền (vô lý, phi pháp) với gần như toàn bộ vùng biển này.
Bắc Kinh đã liên tục từ chối các biện pháp hòa bình với các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp. Việt Nam và Philippines gần đây đã có những bước đi mạnh mẽ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng giờ đây vì một số lý do khác nhau, Indonesia đã leo thang căng thẳng không cần thiết.
Trích dẫn một đạo luật được Quốc hội Indonesia thông qua năm 2009, Bộ trưởng An ninh nội địa nước này Tedjo Edhy Purdijatno trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã ra lệnh đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tụng 2 tàu cá Papua New Guinea và cuối tháng 12 tiếp tục cho nổ tung 2 trong số 5 tàu cá Thái Lan bị Indoensia bắt giữ vì đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển nước này.
Đáng chú ý hơn nữa, mỗi lần Jakarta đánh chìm tàu cá láng giềng đều trống rong cờ mở, mời báo chí chụp ảnh đưa tin. Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng, đánh đắm các tàu cá nước ngoài là để “dạy cho họ một bài học để họ từ bỏ ý định đánh bắt trộm trong vùng biển Indoesia”. Ông nói đánh chìm tàu cá nước ngoài là liệu pháp sốc, đồng thời tuyên bố với giới truyền thông là mỗi năm Indonesia mất 20 tỉ USD do nạn đánh bắt trộm của các tàu cá nước ngoài.
Video đang HOT
Con số Tổng thống Indonesia đưa ra hầu như không đáng tin cậy và nó chỉ làm giảm đi uy tín của ông Widodo. Ngư dân nước ngoài bao gồm cả người Thái chắc chắn không có quyền xâm phạm lãnh thổ Indonesia, nhưng Jakarta hầu như không phải mất mát hay thua thiệt nhiều nhất, vì tàu cá nước ngoài chỉ đánh bắt những chỗ ngư dân Indonesia không để ý tới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Giống như các hoạt động vi phạm bản quyền khác, con số này không có thật. Việc Tổng thống Indonesia tuyên bố rằng có khoảng 5,4 ngàn tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển nước ông mỗi ngày đơn giản là vì Indonesia không có đủ năng lực thực thi pháp luật của họ trên vùng biển rộng lớn. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên đối với một quốc gia quần đảo với 18307 hòn đảo lớn nhỏ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Indonesia nên áp dụng các hình phạt nặng nề tàn nhẫn như vậy với các tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển nước này. Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đã không trả đũa những hành vi thái quá của các nhà chức trách Indonesia, nhưng Jakarta nên biết rằng những hành vi phá hoại như vậy không được hoan nghênh, không đúng phép ngoại giao, không thân thiện với láng giềng ASEAN. Jakarta đã tước cơ hội kiếm kế sinh nhai của ít nhất 3 tàu cá Việt Nam và 2 tàu cá Thái Lan.
Việt Nam và Thái Lan cũng hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp tương tự với ngư dân Indoesia, nhưng hai nước không làm như vậy. Jakarta có trách nhiệm để bảo vệ sự thống nhất và hội nhập của khu khu vực ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế. Việc Tổng thống Joko Widodo sử dụng các biện pháp bạo lực, phá hoại thực sự gây hại cho sự thống nhất đó.
Tuyên bố của ông Widodo về việc đánh chím tàu cá nước ngoài “hoàn toàn là vấn đề hình sự, không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng” là hoàn toàn sai, Bangkok Post bình luận. Bắt giữ và đánh chìm tàu cá láng giềng là một hành động không thân thiện, Indonesia cần phải dừng lại và thảo luận vấn đề này qua đường ngoại giao, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ các biện pháp trả đũa, tờ báo Thái Lan lưu ý.
Theo Giáo Dục
Người Việt tại Hồng Kông lần thứ 4 biểu tình phản đối Trung Quốc
Những người Việt sinh sống tại Hồng Kông ngày 6/7 đã lần thứ 4 xuống đường để phản đối các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các phụ nữ Việt mặc áo dài, đội nón lá và giương cờ trong cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 7/7.
Khoảng 40 người biểu tình mặc trang phục quân đội và áo dài đã tuần hành từ trụ sở chính quyền Hồng Kông tại Tamar thuộc quận Admiralty tới Tòa nhà tài nguyên Trung Quốc tại quận Wan Chai.
Đám đông cầm quốc kỳ Việt Nam, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các biểu ngữ in những khẩu hiệu như "Trung Quốc, hãy chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam", và "Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam".
Họ cũng hát vang quốc ca Việt Nam và các bài hát yêu nước qua loa phóng thanh cầm tay.
"Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam", Annie Mo Pak-fung, một người Việt sống tại Hồng Kông đã lâu và là người tổ chức cuộc tuần hành, cho biết.
"Chính phủ Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng và khiêu khích. Tất cả những gì chúng tôi muốn là hòa bình trong vùng lãnh hãi của chúng tôi', Mo nói thêm.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.
Cuộc tuần hành hôm qua là cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần thứ 4 do những người Việt tại Hồng Kông tổ chức. Cuộc tuần hành đầu tiên diễn ra hồi tháng 5, sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981.
An Bình
Theo Dantri/SCMP
Trung Quốc giảm số tàu cá quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981 Ngày 6/7, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng hơn 100 tàu các loại bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981, trong đó có 5 tàu quân sự. Số tàu cá giảm xuống chỉ còn 30 chiếc, thay vì 32-35 chiếc như mọi ngày. Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hôm nay (6/7),...