Tổng thống Honduras và vợ dương tính với SARS-CoV-2
Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernández đang được điều trị do mắc Covid-19 nhưng vẫn làm việc từ xa trong thời gian cách ly.
Tổng thống Juan Orlando Hernández ngày 17/6 tuyên bố trên truyền hình rằng, ông có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
“Cuối tuần qua, tôi cảm thấy không khỏe và hôm nay tôi được chẩn đoán đã nhiễm virus SARS-CoV-2″, ông Hernández cho biết.
Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernandez tại một sự kiện ở thủ đô Tegucigalpa hồi tháng 1. Ảnh: Reuters
Hiện Tổng thống Honduras có các triệu chứng mắc bệnh nhẹ và đang được điều trị. Ông Hernández sẽ tiếp tục làm việc từ xa trong thời gian cách ly.
Video đang HOT
Ông Hernández là vị Tổng thống đầu tiên ở Mỹ Latin mắc Covid-19.
Vợ của Tổng thống Hernández, đệ nhất phu nhân Ana García de Hernández và 2 trợ lý của ông cũng đã nhiễm virus. Bà Ana García không xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh và đang tự cách ly.
“Tổng thống Hernández vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch do cơ quan y tế khuyến cáo, tuy nhiên, do tính chất công việc, ông Hernández sẽ không thể tuân thủ cách ly hoàn toàn”, theo một tuyên bố do Văn phòng Tổng thống đưa ra ngày 17/6.
Tuyên bố cũng kêu gọi người dân Honduras tiếp tục tuân theo các hướng dẫn y tế để phòng chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Ông Alejandro Giammattei, Tổng thống nước láng giềng Guatemala đã đăng Twitter bày tỏ sự cảm thông và chúc ông Hernández và vợ mau hồi phục.
Honduras từng bước mở cửa nền kinh tế trở lại vào ngày 8/6 sau nhiều tháng thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Đến nay, quốc gia Trung Mỹ này đã ghi nhận 9.656 ca mắc Covid-19 và 330 ca tử vong do dịch bệnh, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Trong những tuần gần đây, khu vực Mỹ Latin đã trở thành điểm nóng của dịch Covid-19 khi liên tục ghi nhận số ca nhiễm virus tăng cao./.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu.
Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022; 18 thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023; và vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Kết quả, Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland trúng cử ngay từ vòng đầu vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022, trong đó Mexico đạt số phiếu cao nhất với 187/192 phiếu. Riêng với ghế của nhóm châu Phi, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ phải tiến hành bỏ phiếu vòng hai do cả 2 ứng cử viên là Djibouti và Kenya đều không đạt mức tối thiểu 128 phiếu.
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2023 có các thành viên mới sau: Solomon Islands, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Liberia, Madagascar, Libya, Zimbabwe, Bulgaria, Argentina, Guatemala, Mexico, Bolivia, Bồ Đào Nha, Pháp, Áo, Đức và Vương quốc Anh.
Đồng thời, ông Volkan Bozkir, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng cử vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với 178/189 phiếu.
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu, trong bối cảnh thành phố New York chưa gỡ bỏ các hạn chế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Việc bỏ phiếu năm nay diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu, khác hẳn với không khí nhộn nhịp của một năm trước. Mỗi nước chỉ cử 1 đại diện đến bỏ phiếu, theo từng khung giờ cố định cho mỗi nhóm nước và bỏ phiếu cùng lúc cho cả 3 cơ quan, thay vì vào 3 ngày khác nhau như trước đây.
Việc Liên Hợp Quốc tổ chức thành công các cuộc bầu cử này, qua đó thể hiện đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hiệu quả hoạt động và tính thích ứng cao của Liên Hợp Quốc trước các thách thức hiện nay.
Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 8,3 triệu ca mắc, 450.213 ca tử vong Sáng 18/6, thế giới đã ghi nhận hơn 8,3 triệu ca mắc, trong đó 450.213 ca tử vong do Covid-19. Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 15/6, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 8.382.495trường hợp, trong đó 450.213 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 4.377.079 trường...