Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hội đàm với lãnh đạo 5 đảo quốc Thái Bình Dương
Theo hãng tin Yonhap, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol thông báo ông Yoon đã tiến hành các cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo 5 đảo quốc Thái Bình Dương tại thủ đô Seoul ngày 28/5 và thảo luận cách tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực như hợp tác phát triển và biến đổi khí hậu.
Hội đàm 4 bên thảo luận về tình hình Syria Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Pháp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản hội đàm
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Văn phòng Tổng thống nêu rõ ông Yoon đã hội đàm với người đồng cấp Kiribati Taneti Maamau, sau đó có cuộc gặp lần lượt với Thủ tướng Tongan Siaosi Sovaleni, Thủ tướng Tuvalu Kausea Natano, Thủ tướng Vanuatu Ishmael Kalsakau và Thủ tướng Papua New Guinea James Marape.
Trong báo cáo tóm tắt, người phát ngôn Tổng thống Lee Do-woon cho biết, ông Yoon nhấn mạnh Hàn Quốc hy vọng thiết lập mối quan hệ đúng đắn và dựa trên niềm tin với các đảo quốc Thái Bình Dương. Tổng thống Yoon cũng kêu gọi tăng cường hợp tác cùng có lợi với mỗi quốc gia nói trên trong các lĩnh vực như hợp tác phát triển, biến đổi khí hậu, ngư nghiệp và y tế.
Cũng theo ông Lee, lãnh đạo 5 nước bày tỏ cảm ơn ông Yoon đã tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh, đồng thời cho biết có ý định tăng cường hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Video đang HOT
Lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương đang thăm Seoul để tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Hàn Quốc và 18 thành viên của Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) trong 2 ngày 29 và 30/5.
Với sự tham dự của nhiều lãnh đạo và quan chức cấp cao, hội nghị có chủ đề “Hướng tới sự thịnh vượng chung: Tăng cường hợp tác với Thái Bình Dương xanh”, tập trung thảo luận về cách thức giải quyết các vấn đề cấp bách nhất mà các đảo quốc Thái Bình Dương đang đối mặt như biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và phát triển khu vực.
Quân đội Mỹ sắp được phép tiếp cận các cảng, sân bay ở Papua New Guinea?
Báo Nikkei Asia hôm nay 14.5 loan tin Mỹ và Papua New Guinea đang chuẩn bị ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng có khả năng cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các cảng và sân bay của đảo quốc này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tới Papua New Guinea sau hội nghị thượng đỉnh G7 từ ngày 19-21.5 tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản), mặc dù kế hoạch của ông có thể thay đổi tùy thuộc vào tiến trình đàm phán trần nợ ở Mỹ, theo Nikkei Asia.
Tổng thống Biden dự kiến gặp Thủ tướng Papua New Guinea James Marape và các nhà lãnh đạo khác của đảo quốc Thái Bình Dương này. Hai nhà lãnh đạo sẽ "thảo luận về những cách tăng cường hợp tác đối với những thách thức quan trọng đối với khu vực và Mỹ như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện", theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Đại học Howard ở Washington D.C ngày 13.5
Reuters
Nếu chuyến thăm diễn ra, ông Biden sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Papua New Guinea, trong bối cảnh chính quyền của ông đang tăng cường quan hệ với các đảo quốc Thái Bình Dương.
Hai nước đang chuẩn bị cho hiệp ước quốc phòng để được ký kết trong chuyến công du sắp tới của ông Biden. Thỏa thuận được thiết kế để cho phép quân đội Mỹ sử dụng một số cơ sở và khu vực nhất định ở Papua New Guinea với điều kiện cả hai bên đồng ý, theo Nikkei Asia dẫn một số nguồn thạo tin.
Cũng theo nguồn tin, các địa điểm tiềm năng đang được thảo luận bao gồm sân bay Momote, sân bay quốc tế Jacksons, sân bay Nadzab, căn cứ hải quân Lombrum, cảng biển Lae và cảng Moresby.
Cờ của Papua New Guinea tung bay tại cảng Moresby
Chụp màn hình Nikkei Asia
Mỹ muốn đặt trước các vật liệu bao gồm thiết bị, nhiên liệu và phụ tùng thay thế để có thể tạo thành trung tâm bảo dưỡng và tiếp tế cho máy bay và tàu quân sự trong các trường hợp bất ngờ. Mỹ cũng đặt mục tiêu tiến hành huấn luyện và tập trận chung để củng cố các khả năng của Papua New Guinea.
"Khi được ký kết, Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA) giữa Mỹ và Papua New Guinea sẽ là khuôn khổ nền tảng để hai quốc gia chúng tôi tăng cường mối quan hệ an ninh song phương, nâng cao năng lực của Lực lượng Phòng vệ Papua New Guinea để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đồng thời tăng cường sự ổn định và an ninh trong khu vực", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Nikkei Asia.
Papua New Guinea nằm ở mũi phía nam của chuỗi đảo thứ hai, bao gồm quần đảo Ogasawara của Nhật Bản và lãnh thổ Guam của Mỹ. Các cơ sở ở đó có thể được sử dụng để khởi động các hoạt động hỗ trợ và quân sự trong trường họp xảy ra cuộc khủng hoảng tiềm tàng ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, theo Nikkei Asia.
ASEAN: Cam kết thúc đẩy hợp tác vì sự phát triển của các thành phố thông minh Ngày 2/12, những người đứng đầu thủ đô các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ và hợp tác toàn diện vì sự phát triển của các thành phố thông minh, có khả năng chống chịu và bền vững trong khu vực. Các tòa nhà thương mại ở...