Tổng thống Hàn Quốc cúi mình xin lỗi dân sau vụ rò rỉ tài liệu
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye buộc phải xin lỗi trước công luận sau vụ rò rỉ các tài liệu chính thức tiết lộ mối quan hệ giữa bà và một nghi phạm tham nhũng.
Bà Park Geun Hye xin lỗi công luận ngày 25-10 – Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, hôm nay (25-10), trong bài phát biểu phát trên truyền hình, bà Park nói: “Tôi chân thành xin lỗi mọi người” trước khi cúi người thật thấp trước ống kính máy quay.
Các công tố viên Hàn Quốc hiện đang điều tra về những cáo buộc liên quan tới một người bạn gái thân thiết lâu năm của bà Park là bà Choi Soon Sil.
Bà Choi Soon Sil bị cáo buộc đã lạm dụng mối quan hệ riêng với tổng thống Park Geun Hye để gây sức ép với các tập đoàn kinh tế lớn, khiến họ phải tài trợ nhiều triệu USD cho hai tổ chức quỹ phi lợi nhuận.
Thời gian qua bà Park đã tìm cách tránh xa sự việc, tuy nhiên một bản tin trên truyền hình ngày thứ Hai (24-10) đã đưa vấn đề trở lại tâm điểm dư luận.
Theo đó truyền thông Hàn Quốc cho biết bà Choi đã được đưa cho xem trước các bài phát biểu của tổng thống Hàn Quốc và rất có thể đã góp tay can thiệp vào một số bản trong đó.
Nội dung này được công bố dựa trên các thông tin khai thác được từ 200 tệp tin trong máy tính của bà Choi để lại ở văn phòng. Bà Choi đã rời khỏi Hàn Quốc sau khi bê bối lợi dụng quyền lực bung ra.
Hiện chưa rõ bà Choi đang cư trú tại đâu.
Tổng thống Park Geun Hye nói bà Choi là người đã giúp đỡ bà trong “những giai đoạn khó khăn”. Bà Park cũng thừa nhận đã tham khảo ý kiến của bà Choi trong các bài diễn văn phát biểu, các tài liệu trong chiến dịch tranh cử trước đay6, và cả sau khi đã nắm quyền vào tháng 2-2013.
Bà Park nhìn nhận: “Tôi đã lắng nghe ý kiến của bà ấy trong một số tài liệu cụ thể vào một khoảng thời gian nhất định, nhưng đã dừng việc này sau khi tôi bổ nhiệm được những người giúp việc tổng thống”.
Video đang HOT
Bà Choi là con gái của ông Choi Tae Min – một cố vấn cho bà Park Geun Hye cho tới khi ông qua đời năm 1994.
Ngày 24-10, trong bài phát biểu trước Quốc hội, bà Park đã công bố bản đánh giá về quy định giới hạn nhiệm kỳ tổng thống trong Hiến pháp. Đây là một động thái gây chú ý nhiều với dư luận nhưng theo các nghị sĩ đối lập, việc này nhằm mục đích lái dư luận khỏi cuộc điều tra về vụ việc của bà Choi.
Theo Tuổi Trẻ
Chân dung các nữ lãnh đạo quyền lực trên thế giới
Theo Huffington Post, hiện có khoảng 16 người phụ nữ nắm giữ các chức vụ quan trọng của quốc gia trên thế giới như thủ tướng hay tổng thống trong đó có những cái tên nổi bật như Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn
Tân lãnh đạo của Đài Loan Thái Văn Anh.
Tối ngày 16.1, Chủ tịch đảng Dân tiến (DPP) Thái Anh Văn tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo và nghị viện Đài Loan để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của hòn đảo này. Theo truyền thông, bà Thái là nữ lãnh đạo đầu tiên của châu Á không có xuất thân từ một gia đình quyền thế và được người dân tin tưởng vì phong thái bình dị, sự thông minh và chân thành. Bà Thái cũng rất hâm mộ 2 nữ chính trị gia nổi tiếng của phương Tây là cựu Thủ tướng Anh Margaret Tharcher và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Đức Angela Merkel
"Bà đầm thép" của nước Đức Angela Merkel.
Liên tục dẫn đầu danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes, "bà đầm thép" của nước Đức Angela Merkel ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng trong Liên minh châu Âu cũng như thế giới. Lên nắm quyền cuối năm 2005, bà Merkel không chỉ giải quyết các vấn đề trong nước mà còn chèo lái con thuyền Eurozone vượt qua các cuộc khủng hoảng trong suốt thời gian qua.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Bà Park Geun-hye vốn được sinh ra trong một gia đình quyền thế khi là con gái của cố tổng thống Park Chung Hee, người từng nắm quyền tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1963-1979. Kể từ khi lên cầm quyền từ năm 2013 đến nay, bà Park được biết đến với những chính sách cứng rắn trong vấn đề quan hệ liên Triều cũng như các chính sách kinh tế.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina
Là con gái của tổng thống Bangladesh đầu tiên, ông Sheikh Mujibur Rahman, bà Hasina cũng 2 lần giữ cương vị là Thủ tướng (lần một từ năm 1996-2001, lần 2 từ năm 2009 đến nay). Nữ chính trị gia này nổi tiếng với lập trường đấu tranh vì dân chủ và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em. Trong năm 2015, bà Hasina cũng năm trong top 100 người phụ nữ quyền lưc nhất thế giới theo Forbes bình chọn.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
Người phụ nữ quyền lực nhất Brazil, Tổng thống Dilma Rousseff.
Lên cầm quyền từ năm 2010, bà Rousseff là nữ tổng thống đầu tiên của Brazil. Trước khi trở thành tổng thống, bà Rousseff từng bị bắt vào tù và tra tấn dã man vì tham gia các hoạt động chống chế độ độc tài ở Brazil những năm 1960. Hiện bà Rousseff đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2 và dẫn dắt nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP ước tính đạt 2.400 tỉ USD.
Tổng thống Chile Michelle Bachelet
Tổng thống Chile Bachelet.
Với 2 lần làm tổng thống, bà Bachelet luôn nhận được sự tín nhiệm của người dân Chile nhờ các chính sách hướng đến người lao động, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Đặc biệt, dưới sự chèo lái của bà Bachelet, Chile đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (tháng 10.2015) hứa hẹn sẽ mang đến nhiều vận hội mới cho quốc gia Nam Mỹ này trong thời gian tới.
Chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) Aung San Kyi
"Quý bà" Aung San Kyi của Đảng NLD Myanmar.
Bà Aung San Kyi là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar, tướng Aung San. Là biểu tượng cho phong trào đấu tranh đòi dân chủ không biết mệt mỏi ở Myanmar, bà Aung San Kyi còn giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1991.
Trong đợt tổng tuyển cử tại Myanmar năm 2015, đảng NLD của bà đã giành chiến thắng vang dội với kết quả áp đảo so với chính quyền do quân đội điều hành hiện tại. Chiến thắng này được đánh giá là một bước tiến vượt bậc trong công cuộc đấu tranh dân chủ tại Myanmar.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg.
Trong lịch sử chính trị của đất nước Na Uy, bà Erna Solberg là người phụ nữ thứ 2 trở thành thủ tướng. Bà Solberg là một người nổi tiếng ở Na Uy không chỉ vì vị trí quyền lực mà còn vì nghị lực phi thường khi chiến thắng chứng bệnh khó đọc để trở thành chính trị gia thành công như hiện nay. Báo chí nước này không tiếc lời khen và đặt cho bà biệt danh "Iron Erna" (Erna Thép).
Theo Danviet
Nhật-Hàn xích lại gần nhau Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên trong vòng 3 năm qua, tổ chức trong ngày 2/11, giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc giữa hai bên. Lãnh đạo Nhật-Hàn trong cuộc hội đàm cấp cao tổ chức tại Seoul hôm 2/11. (Nguồn: KoreanHerald) Tại thủ đô...