Tổng thống El Salvador chuyên ‘trị’ tội phạm băng nhóm ngỏ ý giúp Haiti thoát hỗn loạn
Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador nổi tiếng về thành tích trấn áp các băng nhóm tội phạm, đã ngỏ ý giúp Haiti thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại.
AFP hôm nay 11.3 dẫn lời Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador cho biết ông có thể khắc phục cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Haiti, nơi các nhóm tội phạm đã gây ra sự hỗn loạn trên toàn quốc.
Ông Bukele (42 tuổi) cực kỳ nổi tiếng ở quê nhà và khắp châu Mỹ Latinh vì thành tích trấn áp các băng nhóm xã hội đen, mặc dù một số giải pháp của ông được cho là quá gay gắt.
“Chúng tôi có thể ’sửa chữa’ tình trạng này”, ông Bukele viết bằng tiếng Anh trên mạng xã hội X hôm 10.3.
Video đang HOT
Tổng thống El Salvador Nayib Bukele trong bài phát biểu hồi tháng 10.2023. Ảnh REUTERS
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cần một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sự đồng ý của nước chủ nhà và được trang trải tất cả chi phí của sứ mệnh”, ông cho biết thêm.
Người phát ngôn của ông Bukele sau đó xác nhận ông đang “đề cập tình hình chính trị và xã hội mà Haiti đang trải qua”. Tuy nhiên, không có thêm thông tin chi tiết nào được đưa ra về cách ông sẽ hỗ trợ quốc gia Caribe nghèo khó này.
Chiến dịch ’sắt máu’ chống băng nhóm tội phạm nào đang truyền cảm hứng ở Trung Mỹ?
Tại El Salvador, ông Bukele đã phát động cuộc chiến chống lại các băng nhóm vào tháng 3.2022. Kể từ đó, các lực lượng an ninh đã vây bắt khoảng 75.000 nghi phạm xã hội đen, nhiều người trong số họ bị nhốt vào nhà tù lớn nhất ở châu Mỹ mà ông Bukele đã cho xây dựng.
Đến tháng 2, ông Bukele tái đắc cử với hơn 80% phiếu bầu và được ghi nhận là người đã giảm tỷ lệ giết người xuống mức thấp nhất trong 3 thập niên. Chiến thuật của ông đã được các cơ quan chức năng ở Ecuador đến Argentina áp dụng.
Người dân thủ đô Port-au-Prince đi bộ đến nơi trú ẩn hôm 10.3. Ảnh REUTERS
Haiti đã chìm sâu trong bạo lực trong những ngày gần đây, sau khi các nhóm vũ trang, vốn đã kiểm soát phần lớn thủ đô Port-au-Prince cũng như các con đường trên khắp đất nước, phát động một làn sóng tấn công nhằm lật đổ Thủ tướng Ariel Henry.
Trong diễn biến khác, quân đội Mỹ hôm 10.3 cho biết họ đã rút một số nhân viên ngoại giao khỏi Haiti, và bổ sung lực lượng để tăng cường an ninh cho đại sứ quán, Reuters đưa tin.
Cùng ngày, phái đoàn của Liên minh châu Âu (EU) tại Haiti thông báo tạm thời đóng cửa các văn phòng và giảm sự hiện diện ở nước này xuống mức tối thiểu, với lý do lo ngại về an ninh.
Nguy cơ bất ổn leo thang tại Haiti
Thủ lĩnh băng nhóm mạnh nhất Haiti đã kêu gọi lật đổ chính quyền Thủ tướng Ariel Henry, trong khi cộng đồng quốc tế sắp cân nhắc chiến dịch can thiệp để lập lại trật tự.
Theo AFP, các băng nhóm tội phạm ngày càng lộng hành tại quốc gia Caribe, đặc biệt từ sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát vào năm 2021. Các nhóm này kiểm soát khoảng 80% thủ đô Port au Prince và theo thống kê hồi tháng 8 của LHQ, hơn 2.400 người thiệt mạng tại Haiti từ đầu năm 2023 vì bạo lực và gần 200.000 người khác mất nhà cửa.
Các băng nhóm quyền lực nhất tổ chức biểu dương lực lượng giữa thủ đô của Haiti. Ảnh REUTERS
Hôm 19.9, thủ lĩnh Jimmy Cherizier của liên minh các băng nhóm quyền lực nhất ở Port au Prince dẫn đầu cuộc biểu dương lực lượng giữa thủ đô và tuyên bố khởi động chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền Thủ tướng Henry. Vị thủ lĩnh có biệt danh Barbecue này tuyên bố các cuộc biểu tình của "toàn bộ các khu lao động" sẽ diễn ra mỗi ngày. Ông Henry đang điều hành đất nước với tư cách tạm quyền và cam kết sẽ tổ chức bầu cử khi an ninh được thiết lập lại. Trong nhiều tháng qua, nhà chức trách Haiti đã kêu gọi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres bật đèn xanh cho một sứ mệnh an ninh tại nước này. Kenya, nước chỉ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Haiti cách đây 2 ngày, hồi tháng 7 tình nguyện dẫn đầu lực lượng cảnh sát đa quốc gia tại Haiti nhưng theo AFP, sứ mệnh này cần được HĐBA LHQ thông qua. Bahamas và Jamaica cũng đã cam kết bổ sung lực lượng.
Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao cho hay HĐBA có thể bỏ phiếu sớm nhất là vào tuần sau cho nghị quyết do Mỹ soạn thảo để ủng hộ sứ mệnh nói trên. Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ngày 21.9, Tổng thống Kenya William Ruto nói Haiti là bài kiểm tra khó khăn nhất cho sự đoàn kết quốc tế và hành động tập thể, nhấn mạnh rằng các nước không được bỏ rơi Haiti. "Haiti xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn từ thế giới", ông Ruto nói. Mỹ đã ca ngợi Kenya vì tinh thần xung phong này và hứa sẽ hỗ trợ tài chính trực tiếp, đồng thời huấn luyện và cung cấp thiết bị, hậu cần. Theo Tổng thống Ruto, sứ mệnh an ninh nên là một phần của chiến lược rộng hơn, gồm viện trợ nhân đạo và những cải cách nhằm tạo điều kiện cho bầu cử công bằng và tự do tại Haiti trong khung thời gian hợp lý. LHQ duy trì sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Haiti từ năm 2004 - 2017.
El Salvador gia hạn lần thứ 11 tình trạng khẩn cấp chống tội phạm Ngày 14/2, Quốc hội El Salvador quyết định tiếp tục gia hạn thêm 30 ngày tình trạng khẩn cấp được Tổng thống Nayib Bukele ban bố trước đó nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực liên quan đến các băng nhóm tội phạm. Binh sĩ tham gia chiến dịch truy quét tội phạm ma túy tại cộng đồng Tutunichapa ở San Salvador, El...