Tổng thống Ecuador đề nghị huy động quân đội vào cuộc chiến chống ma túy
Ngày 7/12, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đã yêu cầu Quốc hội sửa đổi Hiến pháp, theo đó cho phép quân đội sát cánh cùng lực lượng cảnh sát trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy.
Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso phát biểu trong môt cuộc họp báo tại Quito. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Phát biểu bên ngoài tòa nhà Quốc hội, ông Lasso cho rằng Quốc hội có thể đưa ra một giải pháp lâu dài cho cuộc chiến chống ma túy và cơ quan chức năng Ecuador cần công cụ đó để đảm bảo an ninh và bình yên cho người dân.
Theo Hiến pháp hiện hành của Ecuador, quân đội không thể hỗ trợ cảnh sát làm các nhiệm vụ đảm bảo an ninh nội địa, ngoại trừ trường hợp lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố.
Video đang HOT
Cảnh sát gác bên số ma túy bị thu giữ tại Guayaquil, Ecuador ngày 1/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Lasso lên nắm quyền lãnh đạo đất nước Ecuador từ tháng 5/2021 với chủ trương trấn áp tội phạm, cả trong nhà tù trong bối cảnh bạo lực hoành hành ở quốc gia Nam Mỹ. Nhà lãnh đạo Ecuador ban đầu tìm cách thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp thông qua tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào 5/2/2023. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp nước này đã bác bỏ kế hoạch trên, đồng thời cho rằng việc điều chỉnh vai trò của quân đội cần được Quốc hội thông qua.
Đề xuất Tổng thống Lasso cần nhận được 92 phiếu ủng hộ tại Quốc hội để được thông qua. Đây là một thách thức đối với nhà lãnh đạo này khi lực lượng ủng hộ ông không giành thế đa số tại cơ quan này, còn cá nhân Tổng thống có mối quan hệ căng thẳng với các nghị sĩ kể từ khi nhậm chức.
Mỹ Latinh tiếc thương cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 8/7 đã tuyên bố quốc tang trên toàn lãnh thổ trong thời gian 3 ngày để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Nhật Bản sau khi cựu Thủ tướng Abe Shinzo bị sát hại.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời sau khi bị ám sát. Ảnh: Reuters
Tổng thống Bolsonaro chia sẻ trên mạng xã hội Twitter một bức ảnh chụp cùng chính trị gia Nhật Bản tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, hồi tháng 1/2019, đồng thời bày tỏ "phẫn nộ tột độ" và tiếc nuối trước sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Abe. Ông Bolsonaro ca ngợi cựu Thủ tướng Nhật Bản là "nhà lãnh đạo tài ba và người bạn tuyệt vời của Brazil".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Brazil lên án kịch liệt hành vi tấn công "hèn nhát" nhằm vào cựu Thủ tướng Abe, cam kết "cùng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản bác bỏ mọi hình thức bạo lực chính trị đe dọa các giá trị chung của hai quốc gia là bảo vệ nền dân chủ và hòa bình". Trong thông cáo chính thức, Chính phủ Brazil nhấn mạnh những nỗ lực không mệt mỏi của cựu Thủ tướng Abe thúc đẩy đối thoại với quốc gia Nam Mỹ ở cấp độ cao nhất nhằm làm sâu sắc hơn tình hữu nghị song phương, đã được nâng lên thành Đối tác Chiến lược và Toàn cầu, thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ trên mọi khía cạnh, từ chính trị, kinh tế đến con người.
Brazil là nơi có cộng đồng người Nhật Bản ở nước ngoài lớn nhất, với khoảng 1,9 triệu người di cư và con cháu. Ngoài cuộc gặp ở Davos, Tổng thống Bolsonaro và cựu Thủ tướng Abe đã gặp nhau ít nhất 2 lần khác: tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka (Nhật Bản) hồi tháng 6/2019 và trong chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Brazil tới Nhật Bản vào tháng 10/2019.
Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso bày tỏ tình đoàn kết với Nhật Bản, gửi lời chia buồn tới Chính phủ và nhân dân "đất nước Mặt trời mọc", đồng thời lên án vụ tấn công bạo lực đã tước đi mạng sống của cựu Thủ tướng Abe ở tuổi 67. Thay mặt người dân Cộng hòa Dominica, Tổng thống Luis Abinader cũng gửi điện chia buồn.
Tổng thống Colombia Iván Duque và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Marta Lucía Ramírez thể hiện niềm tiếc thương ông Abe - "một nhà lãnh đạo rất gần gũi với Colombia".
Ngoại trưởng Honduras Eduardo Enrique Reina - người vừa thực hiện chuyến thăm Nhật Bản trong tuần trước - lên án vụ sát hại, chia buồn cùng gia đình cựu Thủ tướng Abe và mong muốn quá trình bầu cử của Nhật Bản, bất chấp sự kiện bi thảm này, tiếp tục diễn biến thuận lợi vì lợi ích của nền dân chủ và người dân.
Trước đó cùng ngày, thông qua mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đã lên án vụ sát hại cựu Thủ tướng Abe Shinzo, gửi lời chia buồn tới nhân dân và Chính phủ Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh đảo quốc Caribe sẽ mãi khắc ghi những đóng góp của vị chính khách kỳ cựu này cho mối quan hệ song phương.
Trong một tuyên bố liên quan, Cộng đồng Caribe (Caricom) tưởng nhớ cựu Thủ tướng Abe - người đã tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và khu vực này. Năm 2014, ông Abe đã trở thành người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Nhật Bản đến thăm các quốc gia thành viên Caricom và gặp gỡ những người đồng cấp, đóng góp quan trọng cho tiến trình tăng cường quan hệ song phương và chia sẻ quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm.
Các nhà lãnh đạo Caricom bày tỏ "bàng hoàng" trước sự việc bi thảm vừa xảy ra và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân cựu Thủ tướng Abe, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.
Dân biểu tình yêu cầu giảm giá nhiên liệu, thủ đô Ecuador đặt trong tình trạng khẩn cấp Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 17/6, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 tỉnh và thành phố, trong đó có cả thủ đô Quito, nhằm đối phó với làn sóng biểu tình của cộng đồng người thổ dân yêu cầu chỉnh phủ phải giảm giá nhiên liệu. Binh sĩ tuần tra trên tuyến...