Tổng thống Duterte ‘nhận trách nhiệm’ về cuộc chiến chống ma túy
Ngày 21-10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc chống ma túy bị cáo buộc cướp đi hàng ngàn sinh mạng, nhưng khẳng định sẽ không bao giờ bị tòa án quốc tế xét xử.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – Ảnh: REUTERS
“Nếu có bất kỳ người nào phải vào tù, đó sẽ là tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm”, ông Duterte tuyên bố trong một sự kiện do lực lượng đặc nhiệm chống nổi dậy của chính phủ tổ chức.
Trước đó một ngày, Bộ Tư pháp Philippines thông báo sẽ xem xét hàng nghìn cáo buộc giết người trong chiến dịch chống ma túy do Tổng thống Duterte khởi xướng.
Philippines đã công bố một loạt các vụ việc ghi nhận hành vi bị cáo buộc lạm quyền của cảnh sát.
Liên Hiệp Quốc đã gây áp lực để buộc Philippines điều tra về các cáo buộc giết người trong những vụ hành quyết không qua xét xử liên quan đến cuộc chiến chống ma túy.
Ngày 14-6, công tố viên Tòa hình sự quốc tế (ICC) công bố đã yêu cầu thẩm phán mở một cuộc điều tra đầy đủ chiến dịch này.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, hơn 6.000 người được cho đã bị cảnh sát giết chết trong chiến dịch chống ma túy.
Phía cảnh sát Philippinesđã phủ nhận mọi liên quan những cái chết này.
Ông Duterte, người sắp mãn nhiệm vào năm sau, vẫn duy trì quan điểm cũ của mình và khẳng định nạn buôn bán ma túy vẫn tràn lan tại Philippines.
Ông tuyên bố bản thân sẽ chỉ phải đối mặt với tòa án và thẩm phán Philippines vì bất kỳ tội danh nào.
“Tôi sẽ lặp lại những gì tôi đã nói trước đây: Nếu các người phá hủy đất nước của tôi và tiêu diệt những người trẻ tuổi bằng cách cho họ dùng ma túy, các người sẽ phá hủy tương lai”, ông Duterte nói.
Tổng thống Philippines cũng cho biết cựu cảnh sát trưởng Ronald “Bato” dela Rosa không nên bị điều tra vì bất kỳ vụ giết người nào khi ông ấy nhận lệnh từ tổng thống. Ông Bato đã nộp đơn ứng cử để kế nhiệm ông Duterte trong cuộc bầu cử năm sau.
Giới quan sát nhận định ông Duterte đang muốn bảo vệ đồng minh của mình, giúp ông Bato chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Một số người cho rằng ông làm vậy để tự bảo vệ mình khỏi các vấn đề pháp lý ở trong và ngoài nước.
Trung Quốc đối mặt rủi ro lớn nếu Taliban không đoạn tuyệt với ma túy
Các chuyên gia nhận định dù Taliban tuyên bố sẽ dừng các hoạt động sản xuất và buôn bán thuốc phiện, nhưng viễn cảnh này dường như khó xảy ra và nó đe dọa trực tiếp tới an ninh của Trung Quốc.
Taliban thu được nguồn lợi lớn từ hoạt động cung cấp thuốc phiện trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
SCMP dẫn lời giới quan sát cho biết, Trung Quốc có thể chủ động giúp đỡ các nông dân ở Afghanistan trồng một giống cây khác thay vì thuốc phiện trong một nỗ lực nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh đối với Bắc Kinh nếu Afghanistan tiếp tục hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp sau khi Taliban lên nắm quyền.
Theo nhiều ước tính, buôn bán ma túy vẫn là nguồn thu nhập lớn nhất của Taliban trong thời gian qua và nó có khả năng sẽ không thay đổi, trong bối cảnh Taliban đang đối mặt với viễn cảnh bị áp các lệnh trừng phạt quốc tế khi nắm quyền điều hành Afghanistan từ ngày 15/8.
Theo SCMP , trong quá khứ, một trong những tuyến đường vận tải ma túy từ Afghanistan vào Trung Quốc là thông qua Pakistan và Tân Cương, Trung Quốc.
Wang Jinguo, một chuyên gia từ Đại học Lan Châu, cho rằng Trung Quốc cần tập trung vào việc đảm bảo rằng hoạt động buôn bán ma túy không bùng phát trở lại trong thời gian tới.
"Sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, các cơ quan chống ma túy của Trung Quốc cần hết sức chú ý đến việc ngăn chặn ma túy từ Afghanistan tràn vào Trung Quốc qua tuyến đường phía bắc", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Wang hồi cuối tháng trước.
Văn phòng phụ trách các vấn đề về ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc hồi tháng 6 ước tính, Afghanistan chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp thuốc phiện và heroin toàn cầu. Hoạt động này mang về nguồn thu từ 1,2 - 2,1 tỷ USD hồi năm 2019.
Taliban thu nhiều lợi ích từ buôn bán ma túy. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hồi tháng 6 cho hay, nhóm vũ trang này đã thu khoảng 460 triệu USD tiền thuế từ những người trồng thuốc phiện vào năm ngoái.
Rủi ro an ninh với Trung Quốc
Kể từ khi tiến vào thủ đô Kabul và nắm quyền vào tháng này, Taliban đã tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ biến Afghanistan thành "quốc gia không ma túy". Tuy nhiên, chuyên gia Zhu Yongbiao từ đại học Lan Châu cho rằng, Taliban dường như khó giữ được lời hứa về ngăn chặn buôn bán ma túy bất hợp pháp trong nước, đặc biệt là khi họ đối mặt với nguy cơ mất viện trợ quốc tế và khả năng bị trừng phạt.
Trong một bài nghiên cứu được công bố vào tháng 5, Luo Yi, giáo sư từ Đại học Tứ Xuyên, cảnh báo rằng nếu Afghanistan không thể kiểm soát được hoạt động buôn lậu ma túy, an ninh của các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ bị thách thức. Bà Luo cảnh báo, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bà nói: "Vấn nạn buôn lậu ma túy ở Afghanistan liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia chính của Trung Quốc".
Chuyên gia Zhu từ Đại học Lan Châu nhận định, có mối liên hệ giữa ma túy và lực lượng khủng bố. Ông nhận định: "Một mối nguy hiểm tiềm ẩn là khi các nhóm buôn bán ma túy có thể cấu kết với các lực lượng khủng bố cực đoan".
Chuyên gia Yang Shu, cựu trưởng khoa nghiên cứu Trung Á tại đại học Lan Châu, cho biết hiện không chắc chắn liệu Taliban có cấm trồng cây thuốc phiện hay không nhưng Trung Quốc có thể chủ động đóng góp vào giải pháp.
"Trung Quốc có thể giúp người Afghanistan trồng thay thế cây thuốc phiện và giúp Afghanistan đào tạo nhân lực về chống ma túy", chuyên gia Yang đề xuất giải pháp.
Mối lo của Trung Quốc khi kho vũ khí Mỹ rơi vào tay Taliban Giới phân tích cảnh báo số vũ khí Mỹ cung cấp cho quân đội Afghanistan mà Taliban chiếm được có nguy cơ rơi vào tay các phần tử cực đoan, đe dọa an ninh của Trung Quốc. Các tay súng Taliban tuần tra ở Kandahar, Afghanistan (Ảnh: EPA). Theo hãng tin AP , các tay súng Taliban đã thu giữ hàng loạt khẩu...