Tổng thống Đức nói về mối quan hệ với Nga sau chuyến thăm Kiev
Phát biểu tại Điện Bellevue, Tổng thống Đức Frank Walter Steinmeier cho rằng, giấc mơ về “ngôi nhà chung châu Âu” đã tan vỡ.
Tổng thống Đức Steinmeier trong chuyến thăm Kiev (ảnh: DW)
“Khi chúng ta nhìn vào quan hệ với Nga ngày nay, không còn chỗ cho những giấc mơ cũ”, ông Steinmeier phát biểu hôm 28/10.
Tổng thống Đức cho rằng, Nga và phần còn lại của châu Âu từng nuôi hy vọng xây dựng một mối quan hệ đoàn kết. Tuy nhiên, xung đột ở Ukraine đã chấm dứt viễn cảnh này.
Ông Steinmeier cũng nhấn mạnh, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã mở ra “cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất” mà Đức phải đối mặt, kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
“Những năm khó khăn, thậm chí là rất khó khăn đang đến”, ông Steinmeier cảnh báo.
Phát biểu của ông Steinmeier được đưa ra sau khi ông trở về Đức từ chuyến thăm Kiev hôm 25/10. Khi đến thăm thành phố Koriukivka, tỉnh Chernihiv (miền bắc Ukraine), ông Steinmeier đã phải xuống hầm trú ẩn do có báo động không kích. Trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Zelensky, ông Steinmeier cam kết Đức sẽ “tiếp tục viện trợ Ukraine về kinh tế, chính trị và quân sự”.
Ông Steinmeier, thành viên thuộc đảng Dân chủ Xã hội (một trong những đảng đang cầm quyền ở Đức), trước đây từng bị cho là có quan điểm “mềm mỏng” với Nga.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu hôm 28/10, ông Steinmeier kêu gọi người dân Đức chia sẻ với chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn và tình trạng thiếu năng lượng. Ông Steinmeier cam kết chính quyền sẽ tìm mọi cách để hỗ trợ người dân.
“Điều rõ ràng là chúng ta phải chấp nhận một số hạn chế về kinh tế trong vài năm tới. Hầu hết mọi người có thể đã cảm nhận được sự khó khăn. Chúng ta phải đóng góp sức lực cho đất nước. Cuộc khủng hoảng ngày nay đòi hỏi chúng ta phải học cách khiêm tốn trở lại”, ông Steinmeier nói.
Đề cập đến một số chỉ trích gần đây cho rằng, Đức đang đưa ra những quyết định đặt mình lên trên lợi ích của EU, ông Steinmeier nói: “Chúng tôi bảo đảm với các đồng minh rằng, Đức làm việc có trách nhiệm vì lợi ích của NATO và châu Âu. Điều này đã được chứng minh qua những quyết định về chính sách an ninh của Đức kể từ bước ngoặt ngày 24/2″.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, Đức đã bị một số nước thành viên EU như Ba Lan, Pháp chỉ trích vì công bố gói hỗ trợ trị giá hơn 200 tỷ euro cho các công ty năng lượng. Các nước phản đối cho rằng, Đức nên đoàn kết với EU để áp trần giá khí đốt, giảm giá năng lượng thay vì chỉ lo cho kinh tế trong nước. Gói hỗ trợ của Đức cũng có thể khiến tình trạng lạm phát ở EU gia tăng.
Những kịch bản tương lai châu Âu trong 3 7 năm nữa sau cuộc chiến ở Ukraine
Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.
Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng ở châu Âu, thách thức trực tiếp trật tự an ninh thế giới. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine khiến phương Tây có thể phải đánh giá lại chiến lược của mình, đó là thay vì lựa chọn Trung Quốc là thách thức dài hạn thì hiện nay, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối phó với Nga cùng lúc. Mỹ đang can dự sâu hơn vào châu Âu bất chấp việc cần cân bằng lực lượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thay vì tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giờ đây các lực lượng của Mỹ sẽ phải chia đều trên 2 mặt trận.
Binh lính Ukraine ở Kharkiv ngày 5/5. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, cấu trúc an ninh châu Âu cũng thay đổi khi Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập NATO, điều tưởng như không thể xảy ra cách đây 1 năm. Cuộc chiến ở Ukraine không chỉ làm thay đổi trật tự châu Âu mà còn làm thay đổi kiểu đối đầu với Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Nga - Ukraine cũng yêu cầu NATO phải suy nghĩ lại về chiến lược dài hạn, lập trường và sự hiện diện của mình. Phương Tây cần một chiến lược để chuẩn bị cho sự đối đầu chiến lược có thể kéo dài trong hàng thập kỷ cũng như sắp xếp lại về những chính sách tương lai với Nga.
Một số nhà quan sát cho rằng, khoảng cách về khả năng quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy NATO và EU chưa được chuẩn bị để phản ứng trước khủng hoảng. Điều đó tức là châu Âu sẽ hướng tới xây dựng các cơ chế để phản ứng hiệu quả hơn trước những thách thức an ninh, sắp xếp chính sách quốc phòng để bổ sung cho NATO, lấp đầy khoảng trống lãnh đạo và đảm bảo Anh sẽ hợp tác sâu sắc hơn với các cơ sở hạ tầng an ninh của châu Âu, vượt qua những chia rẽ hậu Brexit.
Mỗi kịch bản một tương lai
Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.
Cuộc chiến lớn hơn ở châu Âu: Sự can dự ngày càng sâu của phương Tây vào cuộc chiến ở Ukraine cũng như những tuyên bố cứng rắn của Nga đã khiến cuộc xung đột này có nguy cơ lan thành một cuộc chiến giữa Nga và NATO. Ngày 23/5, Mỹ và hơn 20 quốc gia nhất trí cung cấp các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trong đó có việc hỗ trợ về vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác. Mới đây, Đan Mạch cho biết nước này đang chuẩn bị chuyển bệ phóng và đạn tên lửa Harpoon cho Ukraine - tên lửa với tầm bắn có thể đe dọa Nga ở phía Bắc Biển Đen. Hàng loạt nước châu Âu khác như Cộng hòa Séc, Italy, Hy Lạp, Na Uy, Phần Lan cũng cam kết hỗ trợ quân sự Ukraine từ trực thăng, xe tăng, cho đến pháo và đạn dược. Trong khi đó, Nga cảnh báo việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến xung đột lan rộng.
Nga giành chiến thắng: Ở viễn cảnh này, Ukraine có thể vẫn có sự độc lập nhưng sẽ phải chấp nhận những yêu cầu của Nga và tham gia vào những cấu trúc do Nga dẫn đầu, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) thay vì NATO. Châu Âu sẽ chia rẽ như thời kỳ căng thẳng nhất trong Chiến tranh Lạnh. Chiến thắng của Nga trước Ukraine sẽ tác động sâu sắc đến những nước từng thuộc Liên Xô. Khi đó, NATO lo ngại, các nước thành viên giáp với Nga như Ba Lan, Romania và Bulgaria cùng với 3 nước Baltic sẽ đặc biệt dễ bị tấn công.
Chiến tranh kéo dài: Trong kịch bản này, chiến tranh sẽ kéo dài một vài năm với 2 bên đều đạt được thành quả và chịu tổn thất nhưng không có chiến thắng quyết định. Kết quả này sẽ dẫn đến tình trạng xung đột gần như liên tục ở châu Âu và luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột leo thang. Thương vong của cả 2 bên sẽ tiếp tục gia tăng. Phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine nhưng tình trạng quan hệ giữa Ukraine và các tổ chức phương Tây vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, sức ép trong nước với điện Kremlin cũng sẽ gia tăng khi xung đột kéo dài đem theo những tác động về kinh tế - xã hội.
Xung đột cường độ thấp: Ở kịch bản này, có thể Nga sẽ tuyên bố chiến thắng, rút quân khỏi hầu hết Ukraine nhưng sẽ củng cố lực lượng tại Crimea và các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng như Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR). Những cuộc giao tranh không thường xuyên sẽ tiếp diễn, tương tự như trong khoảng thời gian từ 2015 - 2021. Những vấn đề cơ bản trong các mối quan hệ vẫn sẽ chưa được giải quyết. Chiến tranh sẽ tạm dừng chứ không kết thúc trong khi nguy cơ xảy ra những cuộc xung đột mới luôn tiềm ẩn trong tương lai.
Ukraine bị chia cắt: Một số nhà quan sát dự báo Nga sẽ sáp nhập phần còn lại của khu vực Donetsk và Lugansk vào lãnh thổ của mình, xây dựng một cây cầu nối với Crimea. Ukraine vẫn sẽ giữ được độc lập chủ quyền và xích lại gần phương Tây.
Chiến thắng cho các bên: Trong kịch bản này, Nga sẽ rút khỏi hầu hết Ukraine, bao gồm cả DPR và LPR, nhưng vẫn kiểm soát Crimea. Sẽ có một hiệp ước quốc tế mới đảm bảo chủ quyền của Ukraine và hơp thức hóa thỏa thuận giải quyết những vấn đề về lãnh thổ, an ninh và chính trị. Dù vậy, kịch bản "châu Âu nhất thể" có lẽ sẽ chưa thể thực hiện mà thay vào đó châu Âu sẽ là một châu lục "đa tốc độ" với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Những khác biệt sẽ được giải quyết và nguy cơ xung đột sẽ bị loạt bỏ.
Ukraine giành chiến thắng: Nga sẽ rút các lực lượng khỏi Ukraine, ngoại trừ DPR và LPR. Ukraine sẽ ngả về châu Âu, đạt được tư cách thành viên EU nhưng vẫn khó có khả năng gia nhập NATO trong tương lai gần. Ảnh hưởng của EU và NATO sẽ mở rộng không chỉ ở Ukraine mà còn cả các nước từng thuộc Liên Xô.
Thách thức của châu Âu
Trong thời kỳ hậu chiến tranh Ukraine, NATO có thể sẽ tiếp tục chính sách mở cửa, để ngỏ khả năng mở rộng liên minh trong tương lai. Quá trình kết nạp chính thức Phần Lan và Thụy Điển sẽ được đẩy nhanh, theo cùng đó là những đảm bảo an ninh rõ ràng trong giai đoạn gia nhâp nhằm tăng cường khả năng của liên minh.
Tuy nhiên, bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây, Ukraine vẫn khó có triển vọng gia nhập NATO bởi các thành viên của liên minh quân sự này vẫn lo ngại phản ứng thái quá từ Nga nếu kết nạp Kiev.
Khả năng của liên minh xuyên Đại Tây Dương Mỹ - châu Âu nhằm giải quyết các thách thức về trung hạn sẽ phụ thuộc vào thực tế ngắn hạn ở Ukraine. Châu Âu có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đồng thời áp những lệnh trừng phạt cứng rắn lên Nga. Dù ở bất kỳ kịch bản nào, châu Âu và Mỹ chắc chắn sẽ nghĩ lại về chiến lược của mình trong mối quan hệ về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ đối mặt với một số thách thức:
Chiến tranh kinh tế: Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến phương Tây sử dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có từ đóng băng dự trữ Ngân hàng Trung ương Nga cho tới tẩy chay về thương mại và đầu tư. Điều này đã gây ra tác động đến nền kinh tế Nga nhưng cũng đang khiến nền kinh tế của phương Tây và toàn cầu chịu không ít ảnh hưởng.
An ninh năng lượng: Sự phụ thuộc vào năng lượng Nga là một điểm yếu của châu Âu trong một thời gian dài. Những tiến triển hạn chế về chính sách năng lượng của EU nhằm phản ứng với Nga là kết quả của sự phụ thuộc này. Dù vậy, châu Âu cam kết sẽ đa dạng hóa nguồn nhập khẩu và mở rộng việc sử dụng các năng lượng thay thế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc, nhưng cái giá của chính sách này chính là sự gián đoạn nguồn cung, chi phí đắt đỏ và những lựa chọn chính trị khó khăn.
Sự thống nhất của liên minh: Có một thực tế đầy mâu thuẫn là trong khi cuộc chiến ở Ukraine khiến phương Tây xích lại gần nhau thì cũng chính cuộc chiến này đã phơi bày những khác biệt của phương Tây, trong đó có việc cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào.
Ban đầu mục tiêu của các nước phương Tây là hỗ trợ Ukraine chống chịu trước chiến dịch quân sự của Nga. Tuy nhiên, hiện nay, "chiến thắng" đã được định nghĩa lại và quan điểm của các nước không giống nhau. Chiến thắng có phải là khôi phục tình trạng như trước ngày 24/2 - thời điểm cuộc chiến diễn ra? Hay chiến thắng là giành lại các khu vực mà Nga kiểm soát và duy trì ảnh hưởng từ năm 2014 như Crimea và 2 nước cộng hòa nhân dân tự xưng ở Donbass?
Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine cũng đặt ra động lực mới cho châu Âu. Trong khi Đức, Pháp và Italy do dự trước thực tế mới bởi nó phá vỡ mô hình mối quan hệ hậu Chiến tranh Lạnh với Nga thì Ba Lan và các nước vùng Baltic hoan nghênh việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đồng thởi củng cố quan hệ đối tác với Ukraine nhằm hướng tới một châu Âu trong tương lai có thể mạnh mẽ và tạo dựng được ảnh hưởng như vai trò của Pháp và Đức với một châu Âu trước đây.
Thủ tướng Đức tới Hy Lạp thảo luận về xung đột ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu Ngày 27/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thực hiện chuyến thăm chính thức Hy Lạp. Tại Athens, nhà lãnh đạo Đức đã có cuộc thảo luận cởi mở và nhất trí về nhiều chủ đề với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên...