Tổng thống Donald Trump vẫn kiếm được 1,7 triệu USD từ các vai diễn
Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần “thử sức” ở vai trò diễn viên. Ông thường đảm nhận chính mình và ưa thích phô trương độ giàu có trên màn ảnh.
Donald Trump đang trong quá trình nước rút chạy đua vào Nhà Trắng. Đối thủ của ông là cựu Phó tổng thống Joe Biden – ứng viên Đảng Dân chủ. Cuộc bầu cử năm nay ghi nhận nhiều kỷ lục lớn như số người tham gia bầu cử sớm, gửi phiếu bầu qua bưu điện và là kỳ bầu cử đắt đỏ với mức đầu tư ở thời điểm hiện tại là 14 tỷ USD. Trước khi được thế giới biết đến với cương vị tổng thống, Donald Trump là tỷ phú giàu có và từng tham gia đóng phim.
Không phải ai cũng biết Tổng thống Mỹ Donald Trump có sở thích đóng phim và từng góp mặt trong nhiều dự án phim ảnh với vai trò cameo. Ông từng đảm nhận vị trí cameo trong hơn 20 dự án điện ảnh và truyền hình. Những dự án nổi bật có thể kể đến như Ghosts Don’t Do It, Home Alone 2, The Nanny, Zoolander. Trong những lần diễn xuất, tổng thống đều hóa thân chính mình với tính chất nhân vật phụ thuộc vào vị thế xã hội của ông tại thời điểm bấm máy. Song, điểm chung dễ thấy giữa các vai diễn của ông Trump là sự phô trương về thân thế và độ giàu có.
Theo The Hollywood Reporter, Tổng thống Donald Trump có thu nhập đáng kể trong ba thập kỷ tham gia diễn xuất. Năm 2019, báo cáo tài chính cuối năm tiết lộ vị chính khách vẫn được nhận cát-xê từ tiền bản quyền của một vài dự án. Trong đó, nhà sản xuất The Apprentice (2004) đã trả cho tổng thống hơn 1,6 triệu USD. Đồng thời, ông Trump cũng nhận được khoảng 1.000 USD từ NBC Universal cho vai diễn trong The Little Rascals. Với tổng số hơn 20 lần tham gia diễn xuất, Donald Trump vẫn kiếm được tổng 1,7 triệu USD từ Hollywood.
Ghosts Don’t Do It (1989): Ông thử sức diễn xuất lần đầu năm 1981 với phim sitcom The Jeffersons. Bảy năm sau đó, người đứng đầu Nhà Trắng có cột mốc đáng nhớ đầu tiên trong sự nghiệp diễn viên khi nhận giải thưởng Mâm xôi vàng cho vai Donald Trump trong bộ phim hài, lãng mạn Ghost Don’t Do It.
Video đang HOT
Home Alone 2: Lost in New York (1992): Cinema Blend cho rằng Donald Trump là một trong những điểm nhấn ấn tượng của phim Ở nhà một mình phần hai. Tập phim là hành trình Kevin McAllister (Macaulay Culkin đóng) “đơn thương độc mã” xoay sở tại New York sau khi lên nhầm chuyến bay và thất lạc khỏi gia đình trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Ông Trump xuất hiện chớp nhoáng khi đóng vai một vị khách chỉ đường cho Kevin ở sảnh khách sạn Plaza. Tuy chỉ có một câu thoại, vị chính khách kéo dài phân cảnh bằng động tác quay đầu, nhìn nhân vật chính đăm chiêu. Tại thời điểm bấm máy, khách sạn này thuộc quyền sở hữu của Donald Trump.
The Fresh Prince Of Bel-Air (1990 – 1996): Năm 1994, ông Trump đóng cameo trong tập For Sale by Owner (mùa 4) của chương trình truyền hình The Fresh Prince of Bel-Air. Tham gia cùng tổng thống còn có người vợ hai, Marla Maples. Trong phim, Donald Trump hóa thân tỷ phủ Donald Trump, khách đến thăm nhà Bank và bị hiểu nhầm là tới mua nhà. Lý do nhà sản xuất thuyết phục ông Trump vào vai vì ông được biết đến như một doanh nhân quyết liệt.
The Nanny (1993 – 1999): Trong tập phim lên sóng năm 1996, ông Trump thủ vai vị doanh nhân bận rộn với lời thoại duy nhất: “Tôi đã bảo anh đừng gọi vào số này nữa!”. Peter Marc Jacobson, nhà sản xuất của The Nanny, tiết lộ đại diện của ông Trump từng liên hệ ráo riết chỉ để bàn về cách miêu tả độ giàu có của nhân vật mà tổng thống đảm nhận. Ban đầu, The Nanny gọi ông Trump là “triệu phú” nhưng vị chính khách kiên quyết không đồng ý. Ông chỉ nhận lời tham gia khi được giới thiệu là “siêu tỷ phú” trong The Nanny.
Zoolander (2001): Không nhiều khán giả nhận ra sự xuất hiện chớp nhoáng của Donald Trump trong Zoolander. Trả lời báo chí, Ben Stiller – đạo diễn phim – cho biết: “Cảnh quay diễn ra trên thảm đỏ giải thưởng thời trang của VH1. Khi tôi ngỏ lời với những người có mặt, ông Trump chủ động tỏ ý muốn lên hình”. Đồng xuất hiện cùng tổng thống còn có Đệ nhất phu nhân Melania. Trong Zoolander, ông Trump tiếp tục đóng chính mình và thoại về nhân vật chính của phim – Derek Zoolander (Ben Stiller đóng) – rằng: “Nếu không có Derek Zoolander, giới người mẫu nam đã không có diện mạo như ngày hôm nay”.
Sex and the City (1998 – 2004): Tổng thống Mỹ tham gia mùa 2 loạt Sex and the City trong phân cảnh diễn ra tại nhà hàng sang trọng ở Manhattan. Mặc dù thời lượng chỉ khoảng 10 giây, lời thoại có phần ngạo nghễ của ông Trump khiến tập phim được khán giả chú ý. “Samantha, một con người mang chủ nghĩa thế giới và Donald Trump – không còn gì có thể New York hơn thế”, ông nói.
The Little Rascals (1994): The Little Rascals là phim hài gia đình, phát hành năm 1994. Donald Trump hóa thân vào nhân vật người cha của nhân vật phản diện Waldo (Blake Mclver Ewing đóng). Theo chia sẻ của nhà sản xuất, vai cameo được xây dựng dựa trên sở thích và tính khí của tổng thống ngoài đời. Với câu nói “tiền có thể mua được mọi thứ con trai ạ”, ông Trump để lại dấu ấn dù thời lượng lên hình ngắn ngủi. Qua phân cảnh, người xem một lần nữa nhận thấy sở thích nói về sự giàu có của ông Trump.
Days Of Our Lives (1965 – 2015): Một trong những vai cameo đáng nói của Donald Trump là trong phim truyền hình Days of Our Lives. Khi lên sóng năm 2005, không nhiều người để tâm tới sự xuất hiện của ông. 11 năm sau, tập phim được lan truyền rộng rãi trước thềm tranh cử tổng thống của Donald Trump. Về phần diễn xuất, bạn diễn Arianne Zucker nhận xét: “Anh ấy thực sự giỏi. Phân cảnh đầu có chút khó khăn vì anh ấy còn chưa quen với chương trình. Cảnh thứ hai thì diễn ra rất nhanh chóng trong đúp duy nhất”.
Hành động lạ của cơ sở hạt nhân Iran trước ngày bầu cử Mỹ
Iran được cho là đã bắt đầu hoạt động xây dựng mới tại cơ sở hạt nhân Natanz của nước này, đúng vào thời điểm cận kề ngày diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ.
Công trình Iran mới xây dựng ở cơ sở hạt nhân Natanz.
Theo Daily Mail, hoạt động xây dựng của Iran diễn ra gần ngày bầu cử Mỹ, khi hai ứng viên là Tổng thống Donald Trump và Joe Biden đang nỗ lực vận động tranh cử lần cuối.
Chiến lược gây sức ép toàn diện của ông Trump khiến Iran tuyên bố dỡ bỏ mọi giới hạn trong chương trình hạt nhân. Ngược lại, ông Biden đã bày bỏ quan điểm sẵn sàng đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Kết quả cuộc bầu cử sắp tới có thể quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ với Iran trong 4 năm tới.
Cơ quan kiểm soát vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết, Iran đang xây dựng một nhà máy lắp ráp máy ly tâm tiên tiến dưới lòng đất, sau khi nhà máy cuối cùng phát nổ trong một cuộc tấn công phá hoại hồi tháng 7.
Kể từ tháng 8, Iran đã xây dựng một con đường mới ở phía nam của cơ sở hạt nhân Natanz. Đến ngày 26.10, ảnh vệ tinh do Planet Labs cung cấp cho thấy một loạt vật liệu xây dựng xếp dọc theo con đường.
AP dẫn lời các nhà phân tích cho rằng những hình ảnh trên đã cho thấy hoạt động đào bới và nhiều khả năng là Iran đang đào một đường hầm dẫn vào cơ sở hạt nhân.
Các nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí James Martin, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California, Mỹ, cho biết khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân Natanz đang được Iran tích cực xây dựng.
Cơ sở lắp ráp máy ly tâm của Iran bị hư hại hồi tháng 7.
Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia hồi tháng trước, Ali Akbar Salehi, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, tuyên bố một cơ sở bên trong các dãy núi đang được xây dựng để thay thế cấu trúc bị phá trước đó.
Ông Rafael Grossi, tổng giám đốc IAEA, cho hay các thanh sát viên của tổ chức này đã được Iran thông báo về hoạt động xây dựng. "Điều đó có nghĩa là họ đã bắt đầu hoạt động xây dựng, nhưng chưa hoàn thành xong. Đó là cả một quá trình dài", ông Grossi nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vì cho rằng thỏa thuận này không công bằng. Theo thỏa thuận, Iran đồng ý hạn chế làm giàu uranium để đổi lấy dỡ bỏ cấm vận.
Cho đến nay, Iran đã làm giàu uranium với độ tinh khiết 4,5%. Theo cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Iran có kho chứa Uranium lên tới 2.105kg.
Các chuyên gia cho biết, 1.050kg uranium được làm giàu ở mức thấp là đủ để tổng hợp lên mức trở thành vũ khí hạt nhân. Iran hiện đang có năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 3 tháng, thay vì phải mất một năm như trước đây.
Cơ sở hạt nhân Natanz là một chuỗi các công trình xây dựng ngầm dưới lòng đất, đặc biệt kiên cố để chống đỡ trước các đợt không kích. Iran cũng đưa đến khu vực này nhiều tổ hợp tên lửa phòng không.
Trump gặp khó khi dùng Trung Quốc làm 'lá chắn' Trump muốn mạnh tay với Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chú ý dư luận khỏi những thất bại của bản thân song chiến lược này dường như không phát huy tác dụng. Theo công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc khiến Covid-19 lây lan toàn cầu hay...