Tổng thống Donald Trump bỏ lỡ cơ hội?
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bỏ qua một loạt hội nghị kinh tế và an ninh ở châu Á vào tháng 11 năm nay.
Cụ thể, theo thông báo ngày 31-8, ông Trump không dự hội nghị Mỹ – ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Singapore và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea.
Thay vào đó, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ có mặt và “nhấn mạnh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, luật pháp và các nguyên tắc thương mại tự do, công bằng, tương hỗ”.
Không đến châu Á, ông Trump sẽ dự lễ diễu binh ở Paris – Pháp vào ngày 11-11 để kỷ niệm 100 năm thỏa thuận đình chiến kết thúc Thế chiến I. Sau đó, cùng tháng, ông sang thăm Ireland, tiếp theo là tới Argentina dự hội nghị của Nhóm 20 và có mặt ở Colombia để bàn về các vấn đề an ninh, chống ma túy cùng chương trình nghị sự khu vực.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ tham dự các hội nghị châu Á quan trọng vào cuối năm nay Ảnh: REUTERS
Theo Straits Times, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013, một tổng thống Mỹ bỏ qua hội nghị Mỹ – ASEAN và EAS. Vào năm 2013, tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama phải ở lại Washington để xử lý vụ chính phủ bị đóng cửa và cử Phó Tổng thống Joe Biden đi thay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với sự vắng mặt năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump đã tự tạo ra khoảng cách chính trị giữa Mỹ với một số đồng minh lớn trong khu vực, đặc biệt là gây ngờ vực đối với quyết tâm và khả năng đối trọng với Trung Quốc của chính quyền ông Trump. Bà Sue Mi Terry, cựu chuyên gia Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và hiện là chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, nhận xét sự vắng mặt của ông Trump sẽ bị xem là chứng cứ ông “thiếu vun đắp quan hệ với các đồng minh của Mỹ”.
“Hàn Quốc lo ngại ông Trump quá cứng rắn với Triều Tiên trong khi Nhật Bản lại sợ ông quá mềm mỏng. Cả 2 nước đều chưa xem ông là đồng minh đáng tin cậy. Việc tham gia các hội nghị ở châu Á sẽ có ích cho các mối quan hệ này và củng cố sự đoàn kết trước Trung Quốc, nước mà ông Trump đã gây chiến thương mại” – bà Terry phân tích với báo The New York Times.
Cùng chung nhận định, hãng tin Bloomberg cho rằng việc ông Trump bỏ họp chỉ càng khiến đồng minh thêm bất an. Dù Washington đang tích cực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nhưng thiếu sự có mặt trực tiếp của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị nêu trên, Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội để quảng bá các dự án thương mại và phát triển của mình.
Theo Hải Ngọc
Người Lao Động
Những khoảnh khắc ngẫu hứng hiếm thấy của các lãnh đạo thế giới
Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin từng nói với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nguyên nhân vì sao ông tin tưởng muốn chọn ông Vladimir Putin làm người kế nhiệm, Sputnik dẫn các thông tin được giải mất cho biết.
Ông Boris Yeltsin (trái) và ông Vladimir Putin. (Ảnh: RIA Novosti)
Sputnik trích dẫn tài liệu được giải mật ghi chép cuộc điện đàm giữa ông Clinton và ông Yeltsin ngày 8/9/1999 cho biết cựu Tổng thống Nga khi đó đã nói với cựu Tổng thống Mỹ rằng ông đã lựa chọn ông Putin làm người kế nhiệm.
"Tôi chắc chắn rằng, ông ấy sẽ được ủng hộ khi trở thành ứng viên cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2000. Chúng tôi đang nỗ lực cho việc đó", ông Yeltsin nói. Cựu Tổng thống Nga thừa nhận rằng ông đã dành rất nhiều thời gian để tìm kiếm ứng viên phù hợp.
"Cuối cùng, tôi đã gặp ông ấy. Chính là ông ấy, Putin. Tôi đã nghiên cứu lý lịch, những mối quan tâm, mạng lưới quan hệ của ông ấy...", ông Yeltsin cho hay.
Ông Yeltsin mô tả ông Putin, khi đó 46 tuổi, là một người cứng rắn, có thể nhìn nhận nhiều vấn đề cùng lúc và rất toàn diện, mạnh mẽ, cũng như hòa đồng. Khi đó, ông Putin đang giữ chức Thủ tướng Nga.
"Tôi chắc chắn là ông Putin sẽ trở thành một đối tác chất lượng của ông", ông Yeltsin quả quyết với ông Clinton.
Ông Clinton và ông Putin sau đó gặp nhau bên lề tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 9-12/9/1999. Họ đã bắt tay nhau tại sự kiện này.
Trong một cuộc hội thoại vào năm 1999, khi ông Clinton hỏi rằng ai sẽ thắng cuộc bầu cử, ông Yeltsin đã dự đoán: "Là Putin, chắc chắn rồi. Ông ấy sẽ trở thành người kế nhiệm của Boris Yeltsin. Ông ấy là một người có tư tưởng dân chủ, và hiểu rất rõ phương Tây".
Ông Yeltsin cũng từng đánh giá ông Putin là một người cứng rắn và sẽ theo đuổi đến cùng con đường đưa nước Nga tới dân chủ, phát triển kinh tế, và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao mới.
Ông Putin lần đầu trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2004. Tới năm 2008, ông nhậm chức Thủ tướng Nga do Hiến pháp nước này quy định một tổng thống không được tại nhiệm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp nhau. Năm 2012, ông tiếp tục quay trở lại chính trường với chức tổng thống Nga. Tháng 3 năm nay, ông thắng nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 với 76,69 % phiếu bầu.
Ông Boris Yeltsin (1931-2007) là Tổng thống đầu tiên của Nga. Ông được coi là người đã hướng nước Nga đến nền kinh tế thị trường và theo giới quan sát, một trong những di sản tốt nhất mà ông đã để lại chính là việc tin tưởng và lựa chọn ông Putin làm người kế nhiệm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Tổng thống Trump bất ngờ hủy dự hàng loạt hội nghị thượng đỉnh ở châu Á Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới và sẽ cử Phó Tổng thống Mike Pence đại diện. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Straits Times dẫn thông tin từ Nhà Trắng ngày 31/8 cho biết,...