Tổng thống đầu tiên của Ukraina: Ukraina bắt đầu tan rã
Ukraina đã bắt đầu tan rã và sai thuộc về những người thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội Ukraina với một quan điểm thiếu trách nhiệm, Tổng thống đầu tiên của Ukraina, ông Leonid Kravchuk nói với phóng viên hôm 22.1.
Chiến sự ở miền đông Ukraina đang căng thẳng trở lại những tuần gần đây
“Trên thực tế, tầng lớp thượng lưu thiếu trách nhiệm khi đối mặt với các mối đe dọa trước mắt với Ukraina. Và mối đe dọa này thực sự rất cao và rất thực tế”, cựu Tổng thống Kravchuk cho biết.
Theo ông Kravchuk: “Thậm chí hôm nay, vào một ngày lễ – Ngày thống nhất – tôi có thể nói rằng, nhà nước này bắt đầu tan rã và đó thực sự là một thực tế khó khăn”.
Ông Kravchuk tin rằng, nguyên nhân cốt lõi của tình hình hiện nay nằm trong các lỗi hệ thống mà chính phủ Ukraina thực hiện trong 20 năm qua.
“Có ai trong số các Tổng thống của Ukraina từng làm điều gì đó để đảm bảo tự do và thống nhất? Có ai làm bất cứ điều gì đó hữu hình cho Donbas? Có ai hiểu vấn đề Crưm một cách nghiêm túc và chăm lo cho nó một cách đúng đắn”, ông Kravchuk nói.
“Và bây giờ, họ muốn chúng ta làm điều gì đó chỉ trong một vài ngày, nhưng chúng ta sẽ không thể làm gì trong một thời gian ngắn như vậy”, theo cựu Tổng thống Ukraina.
Video đang HOT
Theo quan điểm của ông Kravchuk, việc trao thêm quyền cho các khu vực có thể là một cách thức để gỡ rối tình hình hiện tại.
“Hãy ngừng nói rằng Hiến pháp như thế nào, hãy trao quyền hạn rộng nhất có thể cho các khu vực”, ông Kravchuk nói.
Tổng thống hiện tại của Ukraina, ông Petro Poroshenko phát biểu trong lời kêu gọi nhân ngày Thống nhất rằng, ông bác bỏ khả năng biến đất nước thành một liên bang.
Theo Thảo Nguyên/ Itar-Tass
Lao Động
Dư luận trái chiều về Thông điệp Liên bang 2015 của ông Obama
Ngày 21/1, một ngày sau khi trình bày Thông điệp Liên bang năm 2015 trước lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến công du tới các bang thuộc lãnh địa của đảng Cộng hòa để vận động sự ủng hộ cho các đề xuất chính sách đối nội và đối ngoại mà ông đã nêu ra trong bản Thông điệp năm nay.
(Ảnh minh họa)
Trong khi đó, dư luận Mỹ tiếp tục có những phản ứng trái chiều với bản thông điệp này.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, trong chuyến công du hai ngày tới bang Idaho và Kansas, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục nhấn mạnh chủ trương cải thiện cuộc sống cho khối cử tri đông đảo nhất của nước Mỹ, đó là tầng lớp trung lưu.
Trong loạt biện pháp được đưa ra có việc tăng thuế thu nhập đối với thiểu số những người giàu có nhất nước Mỹ, với thu nhập từ 500.000 USD/năm trở lên và miễn học phí hai năm cho sinh viên các trường cao đẳng cộng đồng.
Cả Idaho và Kansas đều được coi là "vùng đỏ" thuộc lãnh địa của đảng Cộng hòa. Ông Evan Medeiros, Trợ lý phụ trách về châu Á của Nhà Trắng, cho biết một trong những chủ đề đối ngoại được ông Obama nhấn mạnh trong chuyến công du tới hai bang này là tiếp tục hối thúc Quốc hội trao cho ông quyền đàm phán nhanh để hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) mà ông cho là "nếu không ký được thì người chiến thắng sẽ là Trung Quốc."
Với bản Thông điệp Liên bang tối 20/1, các chuyên gia cho rằng Tổng thống Barack Obama đã hành xử như một người ở thế thắng, mặc dù phe Dân chủ bị thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4/11 năm ngoái. Theo đó, ông Obama rất khôn ngoan khi dành phần lớn thời gian khuyếch trương các thành quả kinh tế trong 6 năm cầm quyền vừa qua.
Ông Obama có lý do để tự tung hô thành quả này vì kinh tế Mỹ khi ông lên cầm quyền năm 2009 đã rớt xuống đáy của cuộc suy thoái 2007-2009. Thế nhưng đến năm 2014, đúng như ông Obama đánh giá, nước Mỹ không chỉ đã vượt qua được bóng đen của cuộc đại suy thoái mà còn trở thành điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Mỹ giờ đây "đã bước sang trang mới." Với 11 triệu việc làm mới được tạo ra trong 5 năm qua, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra được số việc làm nhiều hơn cả số việc làm của châu Âu, Nhật Bản và các nước phát triển cộng lại.
Theo các chuyên gia, bản Thông điệp Liên bang tối 20/1 của ông Obama là "không khoan nhượng" và mang tính "tấn công," một mặt kêu gọi Quốc hội hợp tác, mặt khác nhiều lần tuyên bố sẽ không ngần ngại sử dụng quyền phủ quyết nếu phe Cộng hòa thông qua các dự luật thay thế chương trình cải cách bảo hiểm y tế ObamaCare, cho phép xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu Keystone, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Iran hoặc tiếp tục ưu đãi cho giới tài phiết Phố Wall...
Một lý do ông Obama cứng rắn trong Thông điệp Liên bang là vì ông sẽ không tái tranh cử tổng thống vào năm 2016, hơn nữa nhấn mạnh các chủ đề trên cũng là để tạo thế cho đảng Dân chủ giành lại lá phiếu cử tri.
Giáo sư đại học Robert Lehrman, chuyên gia viết diễn văn cho cựu Phó tổng thống Al Gore, cho rằng, với bản Thông điệp Liên bang lần này, Tổng thống Obama rõ ràng muốn "đặt nền tảng cho mọi ứng cử viên của đảng Dân chủ" trong cuộc chạy đua ghế tổng thống năm 2016.
Thủ lĩnh phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện, nữ Hạ nghị sỹ Nancy Pelosi mô tả bài phát biểu tối 20/1 của Tổng thống Obama "chứa đựng một cách nhìn nhận mạnh mẽ về các cơ hội và sự phồn thịnh cho các gia đình Mỹ, nhất là tầng lớp trung lưu." Thượng nghị sỹ Dân chủ Barbara Boxer cho rằng với bản Thông điệp Liên bang tối 20/1, Tổng thống Mỹ đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc "dẫn dắt một thế giới thống nhất đối phó với khủng bố."
Tuy nhiên, các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa vẫn lên tiếng bác bỏ nhiều đề xuất của ông Obama. Thượng nghị sỹ Cộng hòa Cory Gardner cho rằng đề nghị của ông chủ Nhà Trắng, tăng thuế đối với người giàu, là làm tổn thương lực lượng tạo ra nhiều việc làm cho người dân Mỹ. Ông Gardner chỉ trích chính quyền Obama nhượng bộ quá nhiều nhưng không nhận được gì từ Iran.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện, chỉ trích các nỗ lực chống khủng bố của Nhà Trắng, cho rằng Tổng thống Obama đã "quá vội vã tuyên bố chiến thắng các nhóm Hồi giáo thánh chiến."
Thông điệp Liên bang năm 2015 được đọc trong bối cảnh Quốc hội mới do phe Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo, kể từ khi nhóm họp đầu tháng 1 tới nay, đã có một loạt bước đi theo hướng ngăn chặn các chủ trương chính sách của Tổng thống Obama.
Với người dân Mỹ, theo thăm dò của HuffPost/YouGove công bố ngày 20/1, nếu năm 2014 có 45% nói rằng họ có kế hoạch sắp xếp thời gian để nghe Thông điệp Liên bang, thì năm 2015 số người có ý định này chỉ là 39%.
Một lý do khiến người dân Mỹ ít quan tâm tới Thông điệp liên bang năm 2015 là do họ có cảm nhận rằng tình hình chính trị nước Mỹ sẽ không có gì cải thiện sau Thông điệp Liên bang, nhất là trong bối cảnh đảng Cộng hòa nắm quyền chi phối tại Quốc hội, khiến cho các đề xuất chính sách trong bản thông điệp khó trở thành hiện thực./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhiều khả năng sắp thăm Nga Truyền thông Nga ngày 21/1 cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "phản hồi tích cực" trước lời mời của Nga về việc tới dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Thế chiến II, trong sự kiện đã có ít nhất 20 nguyên thủ các nước khác xác nhận tham dự. Ông Kim Jong-un tới thăm một xưởng sản xuất giày,...