Tổng thống đắc cử Trump lựa chọn người đứng đầu Bộ Nội vụ
Thống đốc bang North Dakota, ông Doug Burgum đã trở thành một gương mặt quen thuộc trên các chặng đường vận động tranh cử cùng ông Donald Trump.
Thống đốc bang North Dakota Doug Burgum phát biểu với báo giới tại Simi Valley, California, Mỹ, ngày 27/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa thông báo dự định chọn Thống đốc bang North Dakota, ông Doug Burgum, làm ứng viên cho chức vụ Bộ trưởng Nội vụ.
Ngày 14/11, ông Trump chia sẻ tại sự kiện của Viện Chính sách America First tại Mar-a-Lago: “Tôi có một thông báo lớn, nhưng tôi sẽ không tiết lộ cụ thể tên của người đó. Ông ấy đến từ North Dakota. Ngày mai, chúng tôi sẽ công bố ông ấy cho một vị trí rất quan trọng”.
Sau đó, ông Trump hướng mắt về phía ông Burgum và vẫy tay chào ông. Chỉ một chút sau đó, ông Trump công bố Thống đốc Burgum sẽ lãnh đạo Bộ Nội vụ và tin rằng ông sẽ làm rất tốt vai trò này.
Phát ngôn viên của ông Burgum, ông Rob Lockwood, cho biết đội ngũ của thống đốc sẽ chờ đợi cho đến ngày mai để đưa ra bình luận chính thức.
Video đang HOT
Ông Burgum đã trở thành một gương mặt quen thuộc trên các chặng đường vận động tranh cử cùng ông Trump và tổng thống đắc cử từng cân nhắc ông cho vai trò phó tổng thống trước khi chọn thượng nghị sĩ JD Vance của bang Ohio.
Thống đốc Doug Burgum có nền tảng kinh doanh vững chắc. Ông từng bán công ty phần mềm của mình cho Microsoft vào năm 2001 với giá 1,1 tỷ USD bằng cổ phiếu. Sau đó, ông làm việc tại Microsoft với tư cách phó chủ tịch cao cấp đến năm 2007 rồi chuyển sang các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực bất động sản và đầu tư mạo hiểm. Ông được bầu làm thống đốc North Dakota lần đầu tiên vào năm 2016 và tái đắc cử vào năm 2020.
Ông Trump hiện đang hoàn thiện các vị trí trong chính phủ mới. Ông đã đề cử Thượng nghị sĩ Marco Rubio vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Nếu được chấp thuận, ông Rubio sẽ là người gốc Latinh đầu tiên giữ chức vụ này và là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ trong chính quyền Trump mới.
Ông Trump cũng chọn nghị sĩ Mike Waltz từ Florida làm cố vấn an ninh quốc gia. Ông Waltz là một người chỉ trích gay gắt chính quyền Tổng thống Joe Biden về chính sách Ukraine, kêu gọi châu Âu phải đầu tư nhiều hơn vào an ninh của chính họ.
Ngoài ra, ông Trump cũng lựa chọn nghị sĩ Elise Stefanik từ New York làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc. Bà Stefanik là một trong những người ủng hộ hàng đầu của ông Trump và đã tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy ông khôi phục “nền hòa bình Nước Mỹ trên hết” trên trường quốc tế.
Tổng thống đắc cử Trump dự kiến chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng
Ông Donald Trump dự kiến chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên một chính trị gia gốc Latinh giữ vị trí ngoại giao cao nhất của Mỹ.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio. Ảnh: NBC News
Trong danh sách ứng viên ngoại trưởng của ông Trump, ông Rubio được đánh giá là người có quan điểm cứng rắn nhất về chính sách đối ngoại, đặc biệt là với các đối thủ địa chính trị của Mỹ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ông đã có phần mềm mỏng hơn để phù hợp với quan điểm của ông Trump. Tổng thống đắc cử Trump từng chỉ trích các đời tổng thống tiền nhiệm vì đã đưa nước Mỹ vào những cuộc chiến tốn kém và vô ích, đồng thời ủng hộ chính sách đối ngoại thận trọng hơn.
Chính quyền mới sẽ đối mặt với tình hình thế giới bất ổn và nguy hiểm hơn so với năm 2017 khi ông Trump nhậm chức với các cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông, cùng với việc Trung Quốc ngày càng xích lại gần hơn với các đối thủ của Mỹ như Nga và Iran.
Khủng hoảng Ukraine sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Rubio. Ông Rubio, 53 tuổi, gần đây tuyên bố Ukraine cần tìm kiếm một giải pháp đàm phán với Nga thay vì tập trung vào việc giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất trong thập kỷ qua. Ông cũng là một trong 15 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống gói viện trợ quân sự trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine vào tháng 4 vừa qua.
Việc lựa chọn ông Rubio làm ngoại trưởng có ý nghĩa cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ông Trump đã đánh bại Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử ngày 5/11 một phần nhờ thu hút được số lượng lớn cử tri gốc Latinh. Trước đây, nhóm cử tri này thường bỏ phiếu áp đảo cho đảng Dân chủ, nhưng gần đây đã trở nên đa dạng hơn về quan điểm chính trị, khi ngày càng nhiều người ủng hộ đảng Cộng hòa.
Khi chọn ông Rubio cho vị trí then chốt này, ông Trump có thể củng cố thêm sự ủng hộ trong cộng đồng Latinh và khẳng định vai trò của họ ở cấp cao nhất trong chính quyền của ông.
Một số người ủng hộ ông Trump có thể hoài nghi về quyết định chọn ông Rubio, người mà cho đến gần đây vẫn duy trì lập trường đối ngoại cứng rắn trái ngược với ông Trump.
Chẳng hạn, trong nhiệm kỳ 2017-2021 của ông Trump, ông Rubio đã đồng bảo trợ dự luật yêu cầu phải có 2/3 phiếu thuận của Thượng viện để rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhằm ngăn ông Trump đơn phương rút Mỹ khỏi tổ chức này. Ông Trump đã nhiều năm chỉ trích các nước thành viên NATO không đáp ứng chỉ tiêu chi tiêu quân sự đã thỏa thuận. Trong chiến dịch tranh cử, ông cảnh báo sẽ không bảo vệ các nước "chây ì" đóng góp và thậm chí khuyến khích Nga "muốn làm gì thì làm" với họ.
Tại Thượng viện, ông Rubio là một trong những người chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất. Đáng chú ý nhất là vào năm 2019, ông đã kêu gọi Bộ Tài chính Mỹ đánh giá an ninh quốc gia đối với thương vụ TikTok mua lại Musical.ly, dẫn đến cuộc điều tra và yêu cầu thoái vốn gây tranh cãi.
Là thành viên đảng Cộng hòa cao cấp nhất trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, ông Rubio cũng gây sức ép với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, yêu cầu chặn mọi giao dịch với Huawei sau khi công ty công nghệ Trung Quốc bị trừng phạt này ra mắt laptop mới sử dụng chip AI của Intel.
Cuộc tranh luận đầu tiên của mùa bầu cử Mỹ năm 2024 Từ viện trợ cho Ukraine, quyền phá thai đến những rắc rối pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump, 8 ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã "đối đầu" về một loạt vấn đề trong cuộc tranh luận đầu tiên của mùa bầu cử Mỹ năm 2024. Cuộc tranh luận được tổ chức tối 23/8. Ảnh AP. 8 ứng...