Tổng thống đắc cử Trump đối đầu với EU về chính sách với Big Tech
Chiến dịch siết chặt kéo dài nhiều năm của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech) đã đặt Tổng thống đắc cử Donald Trump vào thế phải chọn bên: chống lại EU hay chống lại Big Tech?
Tỷ phú Musk và Tổng thống đắc cử Trump tham dự sự kiện phóng tàu SpaceX hồi tháng 11/2024. Ảnh: Getty images
Trong những tháng tới, các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google thuộc Alphabet, Meta Platforms, và nền tảng X của tỷ phú Elon Musk có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến hàng tỷ USD, hoặc thậm chí bị buộc thoái vốn theo các cuộc điều tra đang diễn ra của EU.
Đối với ông Trump, người từng cáo buộc ngành công nghệ sử dụng sức mạnh thị trường để bóp nghẹt quyền lợi của người Mỹ, điều này có thể được xem là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần phàn nàn rằng EU đối xử bất công với Mỹ và tuyên bố sẽ không để điều đó tiếp diễn.
Tổng thống đắc cử Trump có mối quan hệ phức tạp với các trùm công nghệ Mỹ. Ông từng công khai chỉ trích Mark Zuckerberg (Meta) và Google nhưng lại giữ quan hệ thân thiện với Giám đốc điều hành Apple Tim Cook.
Đặc biệt, tỷ phú Elon Musk, người sở hữu nền tảng X và đồng minh thân cận, hiện đóng vai trò quan trọng trong vòng tròn cố vấn của ông Trump, đồng thời được đề cử người đứng đầu Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ nhiệm kỳ tới.
Tỷ phú Musk đang đối mặt với khả năng bị EU phạt nặng theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) vì không xử lý nội dung bất hợp pháp trên nền tảng X. EU thậm chí đang cân nhắc tính toán mức phạt dựa trên tài sản cá nhân của Musk, một động thái có nguy cơ kích động sự trả đũa từ phía chính quyền Trump.
Video đang HOT
Vào tháng 9 vừa qua, ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, ông JD Vance, đã cảnh báo rằng Mỹ có thể cắt tài trợ cho tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu EU trừng phạt Musk. Điều này cho thấy khả năng căng thẳng leo thang nếu các cuộc điều tra nhắm vào X không được dừng lại.
Apple đang đối mặt với nguy cơ bị phạt lớn do hoạt động kinh doanh của App Store vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA).
Theo DMA, Apple đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn đối với hệ điều hành iOS, iPadOS và Safari, cũng như cách thức hãng này cho phép các nhà sản xuất phần cứng đối thủ như đồng hồ thông minh và tai nghe truy cập vào hệ thống iPhone của mình.
Tại Mỹ, công ty này đang phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền với cáo buộc chặn trái phép các đối thủ truy cập vào phần cứng và phần mềm trên iPhone của mình.
Ông Trump đã công khai nói về các cuộc trò chuyện của mình với ông chủ Apple Cook, người thường xuyên đến Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Cook đã thuyết phục được ông Trump miễn một số kế hoạch thuế và thuế quan cho Apple. “Tôi thấy ông ấy là một doanh nhân rất giỏi”, Trump nói với Bloomberg vào tháng 7.
Trong khi đó, Google cũng có nguy cơ bị buộc phải chia tách các mảng kinh doanh chính nếu thua trong các cuộc điều tra chống độc quyền.
Với Meta, EU gần đây đã phạt công ty này 798 triệu euro vì hành vi gây tổn hại đến cạnh tranh. Đồng thời, Meta còn bị điều tra vì cách bảo vệ trẻ vị thành niên trên các nền tảng của mình và mô hình quảng cáo “trả tiền hoặc đồng ý” gây tranh cãi.
Ông Trump từng tuyên bố sẽ không để EU “lợi dụng các công ty của chúng tôi”. Nếu ông tiếp tục bảo vệ Big Tech trước các quy định siết chặt từ Brussels, căng thẳng giữa Mỹ và EU có thể trở nên sâu sắc hơn.
Theo bà Cristina Caffarra, đồng sáng lập Mạng lưới nghiên cứu chính sách cạnh tranh, EU không có nhiều đòn bẩy đối với Trump, trong khi ông nắm giữ nhiều quân bài như thuế quan, quốc phòng và NATO.
“Ông Trump có thể không ủng hộ EU quản lý công nghệ Mỹ”, bà nhận định. Bà cho rằng Ủy ban châu Âu sẽ phải làm việc rất vất vả để đối phó với chính quyền Trump nếu căng thẳng leo thang.
Cuộc chiến giữa EU và Big Tech có thể kéo theo một giai đoạn căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-EU.
Dưới thời Tổng Trump, sự đối đầu này hứa hẹn sẽ không chỉ dừng lại ở các khoản phạt mà còn trở thành vấn đề chiến lược mang tính toàn cầu.
Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại
Ông Howard Lutnick, cố vấn chủ chốt trong quá trình chuyển giao quyền lực và là một tỷ phú trong lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ là người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ.
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội ngày 19/11, ông Trump cho biết ông Lutnick sẽ dẫn dắt chương trình nghị sự về thuế quan và thương mại, đồng thời trực tiếp chịu trách nhiệm đối với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.
Ông Howard Lutnick, CEO của Cantor Fitzgerald, đã đóng vai trò quan trọng và là gương mặt đại diện cho quá trình chuyển giao quyền lực của ông Trump. Tuy nhiên, chưa rõ việc ông được chọn vào vị trí trong nội các sẽ ảnh hưởng thế nào đến vai trò hiện tại của ông trong quá trình chuyển giao.
Tỷ phú Lutnick, đồng chủ tịch nhóm chuyển giao quyền lực của Trump, đã công khai ủng hộ các chính sách của Tổng thống đắc cử, bao gồm việc giải thích cách ông Trump dự kiến sử dụng thuế quan sau khi nhậm chức.
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
Trong một tuyên bố ngắn gọn tối thứ Ba trên mạng X, ông Lutnick cảm ơn Trump vì sự tin tưởng này. Ông viết: "Cảm ơn Tổng thống Trump vì đã đặt niềm tin vào tôi để giúp đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. Với cương vị Bộ trưởng Thương mại tiếp theo, tôi sẽ sát cánh cùng chính quyền tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ để khai phá toàn bộ tiềm năng kinh tế của chúng ta".
Ông Lutnick đã làm việc tại Cantor Fitzgerald từ đầu những năm 1980, sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế tại trường Haverford College ở Pennsylvania. Ông từng trải qua những mất mát lớn trong đời: mẹ ông qua đời khi ông còn học trung học, và cha ông qua đời vào tuần đầu tiên ông nhập học đại học. Ông tiếp tục đối mặt với thảm kịch khi làm việc tại Cantor Fitzgerald vào ngày 11/9/2001, khi trụ sở công ty đặt tại Tòa Tháp Đôi ở New York bị tấn công. Hàng trăm nhân viên của công ty, bao gồm cả anh trai Lutnick, đã thiệt mạng.
Sau vụ tấn công, ông Lutnick trở thành tiếng nói mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp khi New York bắt đầu công cuộc tái thiết.
Việc công bố lựa chọn Bộ trưởng Thương mại diễn ra sau nhiều ngày đồn đoán về các vị trí nội các còn trống trong chính quyền Trump sắp tới, bao gồm Bộ trưởng Tài chính, vị trí mà ông Lutnick từng được xem là ứng viên hàng đầu. Quyết định chọn ông Lutnick đã được Punchbowl News đưa tin đầu tiên.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ chọn ai lãnh đạo Bộ Tài chính, vị trí mà Lutnick từng nhận được sự ủng hộ công khai vào cuối tuần qua từ tỷ phú Elon Musk, người vừa được bổ nhiệm đứng đầu một cơ quan mới là "Bộ Hiệu quả Chính phủ". Tỷ phú Musk đã có mặt thường xuyên tại Mar-a-Lago kể từ sau cuộc bầu cử, cho thấy mối quan hệ thân thiết của ông với Trump.
Tổng thống đắc cử Donald Trump nêu điều kiện Mỹ rời NATO Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói ông "chắc chắn" sẽ cân nhắc việc Mỹ rời Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu các đồng minh châu Âu không "trả tiền các hóa đơn" bảo vệ an ninh cho Washington. Ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Pittsburgh, Pennsylvania, ngày 4/11/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Xuất hiện...