Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lựa chọn người phụ trách khu vực biên giới
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa lựa chọn ông Tom Homan, từng là quyền Giám đốc Cơ quan thực thi di trú và hải quan (ICE), phụ trách các khu vực biên giới của nước này trong chính quyền sắp tới của ông.
Ông Tom Homan. Ảnh tư liệu: Reuters
Trong một bài đăng trên nền tảng Truth Social ngày 10/11, ông Trump thông báo ông Homan sẽ tham gia chính quyền mới của ông và giám sát các khu vực biên giới của nước này, trong có có khu vực biên giới phía Nam, phía Bắc, cũng như toàn bộ an ninh hàng hải và hàng không. Bên cạnh đó, ông Homan cũng sẽ phụ trách việc trục xuất tất cả người nhập cư trái phép.
Trước đó, ông Homan cũng đã có thời gian công tác 1,5 năm trong chính quyền dưới sự điều hành của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Ông cũng là ứng cử viên cho chức Bộ trưởng An ninh Nội địa.
Video đang HOT
Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump đưa vấn đề trục xuất người nhập cư trái phép trở thành nhiệm vụ trọng tâm.
Cũng trong ngày 10/11, truyền thông Mỹ đưa tin ông Trump cũng đề cử nữ Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Elise Stefanik làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc.
Bà Elise Stefanik là đồng minh mạnh mẽ của Tổng thống đắc cử Donald Trump và cũng là người gây quỹ hàng đầu cho đảng Cộng hòa trong cuộc vận động tranh cử.
Ông Trump dự kiến gặp gỡ các ứng cử viên tiềm năng sẽ tham gia chính quyền sắp tới trước lễ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1/2025.
Thủ tướng Đức điện đàm với ông Trump thảo luận những thách thức địa chính trị
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm để trao đổi quan điểm về quan hệ song phương và những thách thức địa chính trị.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Nguồn AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của chính phủ Đức vào tối ngày 10/11 cho biết, Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh với ông Trump việc chính phủ nước này sẵn sàng hợp tác thành công trong nhiều thập kỷ tới với chính quyền Mỹ. Trong cuộc điện đàm, hai bên cũng nhất trí hợp tác cùng hướng tới mục tiêu khôi phục hòa bình ở châu Âu.
Trước đó, một số nhà phân tích nhận định việc ông Trump tái đắc cử tổng thống có thể khiến tình hình của Đức sẽ trở nên tệ hơn. Chủ tịch Viện kinh tế thế giới Kiel, ông Moritz Schularick cho rằng Đức hiện không chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng cấu trúc trong nước mà còn gặp những thách thức về chính sách an ninh và thương mại.
Các chuyên gia cảnh báo ông Trump có thể ban hành các chính sách mới, có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với châu Âu, đặc biệt là với quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Đức.
Trong thời gian dài, nền kinh tế Đức đã phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này. Dữ liệu từ cơ quan thống kê Đức Destatis cho biết Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nửa đầu năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Mỹ trong năm 2023 chiếm khoảng 9,9% tổng giá trị xuất khẩu.
Trước đây, Tổng thống đắc cử Trump đã từng ám chỉ nếu đắc cử, ông có thể áp dụng mức thuế toàn diện từ 10% đến 20% đối với hàng nhập khẩu, bất kể quốc gia xuất xứ. Trong trường hợp các biện pháp thuế này trở thành hiện thực sẽ là một cú sốc đối với các nhà xuất khẩu Đức. Viện Kinh tế Ifo đánh giá nếu ông Trump áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu từ Đức thì các nhà xuất khẩu nước này sẽ phải chịu thiệt hại tới 33 tỷ euro và kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Mỹ có có thể giảm khoảng 15%.
Mặt khác, mặc dù Đức đã thoát khỏi suy thoái trong quý 1 với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) chỉ ở mức 0,2%, sau khi chứng kiến mức giảm 0,3% trong quý 2, nhưng triển vọng kinh tế của nước này vẫn khá ảm đạm. Vừa qua, Bộ Kinh tế nước này dự báo nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2024 thay vì đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng ban đầu.
Không chỉ đối mặt với khó khăn kinh tế, Đức cũng đang trải qua bất ổn chính trị. Cuộc bầu cử ở Mỹ diễn ra vào thời điểm chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đang gặp khủng hoảng. Mới đây, ông Scholz đã sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, dẫn đến sự tan rã của liên minh cầm quyền và gây ra những bất ổn trong nội bộ chính trị Đức. Mặc dù vậy, các lãnh đạo cấp cao của Đức vẫn thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với ông Trump. Nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh quốc gia sẽ vẫn là một đối tác đáng tin cậy, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần khẩn trương điều chỉnh chiến lược kinh tế và an ninh để ứng phó với tình hình mới.
Ông Trump phủ nhận mời cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia chính phủ mới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã phủ nhận thông tin của giới truyền thông về ý định mời cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia chính phủ mới. Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida, ngày 6/11/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN Trước đó, đài CBS News đưa tin chính quyền tương...