Tổng thống đắc cử E.Raisi nêu quan điểm về chính sách đối ngoại của Iran
Ngày 21/6, Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi tuyên bố chính sách đối ngoại của Tehran sẽ không bị giới hạn trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên tại Tehran kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran, ông Raisi nêu rõ: “Chính sách đối ngoại của chúng tôi sẽ không bị giới hạn bởi JCPOA. Chúng tôi sẽ có sự tương tác với thế giới. Chúng tôi sẽ không ràng buộc lợi ích của người dân Iran với thỏa thuận hạt nhân này”. Ông cho rằng Mỹ đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân và Liên minh châu Âu (EU) đã không thực hiện các cam kết của mình, đồng thời hối thúc Mỹ và EU thực thi các cam kết theo thỏa thuận. Ông cũng nhấn mạnh: “Tất cả các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Iran phải được dỡ bỏ và phải được Tehran xác nhận”.
JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận. Từ tháng 4 vừa qua, các cuộc thảo luận của Ủy ban chung giám sát JCPOA đã khởi động với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và EU nhằm làm cầu nối giữa Iran và Mỹ để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Video đang HOT
Cùng ngày 21/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng ông Raisi đắc cử Tổng thống Iran. Trong điện mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý Trung Quốc và Iran là các đối tác chiến lược toàn diện và năm nay đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ông cũng đánh giá cao sự phát triển quan hệ giữa nước này và Iran, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Tổng thống đắc cử Raisi nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Về phần mình, quan chức Bộ Ngoại giao Nga Zamir Kabulov nhấn mạnh Nga đánh giá tích cực kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, hy vọng sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước sẽ tiếp diễn. Theo quan chức này, cuộc bầu cử tổng thống Iran là hợp pháp, dù tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
Ngày 19/6 vừa qua, Bộ Nội vụ Iran công bố kết quả kiểm phiếu cho thấy Bộ trưởng Tư pháp Raisi đã trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani sau cuộc bầu cử ngày 18/6 với 61,95% số phiếu bầu, bỏ xa người đứng thứ hai là ông Mohsen Rezaei với 11,8% phiếu bầu. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri chỉ đạt 48,8%, mức thấp kỷ lục đối với một cuộc bầu cử tổng thống kể từ cuộc cách mạng Iran năm 1979.
Iran có tân Tổng thống
Thẩm phán bảo thủ Iran Ebrahim Raisi trở thành tân Tổng thống của đất nước sau khi giành chiến thắng áp đảo cuộc bầu cử.
Bộ trưởng Nội vụ Iran Rahmani Fazli hôm 19/6 cho biết thẩm phán bảo thủ Ebrahim Raisi, 60 tuổi, đã giành được gần 18 triệu trong tổng số gần 29 triệu phiếu bầu. Tỷ lệ cử tri đi bầu ở Iran năm nay chỉ khoảng 48,8%, thấp nhất kể từ năm 1979, bất chấp lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei liên tục kêu gọi người dân bỏ phiếu. Ông cảnh báo tỷ lệ cử tri thấp sẽ "gia tăng áp lực từ kẻ thù".
Tổng thống đắc cử Raisi sẽ nhậm chức sau 45 ngày, trở thành tổng thống thứ tám của Iran. Cho đến thời điểm đó, người tiền nhiệm Hassan Rouhani của ông vẫn nắm quyền. Rouhani hôm 19/6 đã đến thăm và gửi lời chúc mừng Raisi.
Ebrahim Raisi trong một cuộc họp báo ở thủ đô Tehran hôm 18/6. Ảnh: AFP.
Nhiều phương tiện truyền thông cũng dự đoán sau vị trí tổng thống Iran, Raisi có thể kế vị lãnh tụ tối cao Khamenei, người sẽ bước sang tuổi 82 vào tháng tới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gửi lời chúc tới tân Tổng thống Iran Raisi, bày tỏ hy vọng rằng kết quả bầu cử sẽ mang lại điều tốt đẹp cho người dân nước này. Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashid Al Maktoum và Tổng thống Syria Bashar Assad cũng chúc mừng lãnh đạo mới của Iran.
Raisi đã trải qua hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành tư pháp Iran, từng là tổng công tố viên của Tehran giai đoạn 1989-1994, phó lãnh đạo cơ quan tư pháp giai đoạn 2004-2014 và sau đó là tổng công tố viên quốc gia năm 2014. Ông bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt năm 2019 với cáo buộc vi phạm nhân quyền, điều mà Iran luôn bác bỏ.
Tranh luận Trump - Biden: Ai dính dáng đến Nga, Trung Quốc? Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 lần cuối giữa Donald Trump và Joe Biden tràn ngập các cáo buộc lẫn nhau về mối liên hệ của hai bên với các thế lực nước ngoài. Không được đề cập chính thức trong các cuộc tranh luận tổng thống năm 2020, chủ đề về chính sách đối ngoại vẫn được các ứng viên tranh...