Tổng thống Colombia yêu cầu mở đại sứ quán tại Bờ Tây
Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã ra lệnh mở đại sứ quán tại thành phố Ramallah ở Bờ Tây.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro phát biểu tại Bogota ngày 12/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Ngoại giao Colombia Luis Gilberto Murillo đã xác nhận thông tin trên với báo chí vào ngày 23/5.
Ngoại trưởng Murillo nêu rõ: “Tổng thống Petro đã ra lệnh chúng tôi mở đại sứ quán Colombia ở Ramallah, đại diện của Colombia tại Ramallah, đó là bước tiếp theo mà chúng tôi sẽ thực hiện”. Ramallah đóng vai trò là thủ đô hành chính của Chính quyền Palestine (PA).
Video đang HOT
Trước đó, vào đầu tháng 5, Tổng thống Petro tuyên bố ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel bởi các động thái của Tel Aviv ở Gaza trong xung đột Israel- Hamas.
Nhà lãnh đạo Colombia từng chỉ trích nặng nề Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và đề nghị cùng tham gia vào vụ kiện của Nam Phi cáo buộc Israel diệt chủng tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
ICJ vào tháng 1 đã ra lệnh cho Israel ngăn hành vi diệt chủng chống lại người Palestine và hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ người dân thường ở Gaza.
Israel chiếm đóng Bờ Tây từ năm 1967. Kể từ đó, nước này đã xây dựng và mở rộng nhiều khu định cư. Cộng đồng quốc tế coi các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là bất hợp pháp vì xây dựng trên phần đất bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967.
Theo Hiệp ước Oslo được ký kết giữa Israel và Palestine năm 1993, Bờ Tây được chia thành 3 khu vực, trong đó khu A hoàn toàn dưới quyền kiểm soát hành chính và an ninh của PA, khu C thuộc kiểm soát của Israel, khu B do PA kiểm soát hành chính nhưng chia sẻ kiểm soát an ninh với Israel.
Vào thời điểm Hiệp ước Oslo được ký kết cách đây 30 năm, chỉ có hơn 110.000 người định cư Do Thái sống ở Bờ Tây, bao gồm cả Đông Jerusalem. Ngày nay, con số này là hơn 700.000 người.
Chính quyền Palestine gặp khó trong việc trả lương cho nhân sự khu vực công
Ngày 12/5, Chính quyền Palestine (PA) cho biết họ chỉ có thể trả một phần tiền lương của nhân viên khu vực công trong tuần này vì Bộ Tài chính Israel tiếp tục nắm giữ các khoản tiền thuế thu hộ PA.
Công chức của Chính quyền Palestine xếp hàng nhận lương bên ngoài một ngân hàng ở thành phố Gaza. Ảnh tư liệu: REUTERS
PA cho biết sẽ trả cho nhân viên khu vực công 50% số tiền lương tháng 3 vào ngày 14/5 tới, sau khi Israel từ chối chuyển khoản số tiền thuế của tháng 4. Khoản còn lại (50%) sẽ được trả khi tình hình tài chính cho phép. Bộ Tài chính Israel cũng xác nhận việc không chuyển khoản cho phía PA tiền thu thuế hộ trong tháng này, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Những động thái trên được cho là làm gia tăng những khó khăn kinh tế tại khu Bờ Tây. Trước đó, kênh truyền hình Channel 12 của Israel đưa tin Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã hoãn chuyển 170 triệu NIS (46 triệu USD) tiền thuế trong 9 ngày, để phản đối hành động của PA "chống lại Nhà nước Israel".
Theo các thỏa thuận hòa bình tạm thời từ những năm 1990, Bộ Tài chính Israel đại diện cho Chính quyền Palestine thu thuế tại Bờ Tây và chuyển số tiền thu được cho PA hằng tháng để trả lương cho công chức và thanh toán các khoản chi tiêu khác. Tuy nhiên, nhiều tranh cãi đã nổ ra xung quanh vấn đề này, trong đó có việc Israel yêu cầu PA không dành số tiền nhận được cho phong trào Hồi giáo Hamas.
Lực lượng Hamas kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007 nhưng nhiều công chức của PA tại Gaza vẫn tiếp tục làm việc và được trả lương bằng số tiền thuế mà Israel thu hộ và chuyển cho PA. Tuy nhiên, kể từ khi xung đột Hamas - Israel nổ ra tháng 10/2023, Bộ Tài chính Israel đã giữ lại số tiền chi trả cho các chi phí hành chính tại Gaza.
Lý do Tổng thống Colomiba đề xuất người dân rời thủ đô vào cuối tuần Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã yêu cầu người dân Bogota rời thủ đô vào cuối tuần để giảm bớt áp lực lên các hồ chứa nước. Một hồ chứa nước tại thị trấn Usme ở Bogota, Colombia ngày 8/4. Ảnh: /Getty Images Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn thông tin từ văn phòng thị trưởng Bogota Carlos Fernando Galan cho biết các hồ...