Tổng thống Bồ Đào Nha tái đắc cử
Ngày 24/1, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa đã tái đắc cử với 61,6% số phiếu ủng hộ, theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ 98% các điểm bỏ phiếu.
Tổng thống đương nhiệm Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa dự kiến tiếp tục có nhiệm kỳ thứ 2. Ảnh: AFP
Như vậy, với 89.56% số phiếu được kiểm, kết quả cho thấy ông de Sausa, 71 tuổi, đã chiến thắng ngay trong ngày vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống diễn ra cùng ngày.
Trước đó một tuần, gần 250.000 cử tri Bồ Đào Nha đã đi bỏ phiếu sớm, mức cao chưa từng thấy trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Bồ Đào Nha, gấp gần 5 lần so với cuộc bầu cử trước.
Video đang HOT
Tại Bồ Đào Nha, tổng thống được bầu với nhiệm kỳ 5 năm và được tranh cử thêm một nhiệm kỳ. Tổng thống không có quyền hành pháp, song đóng vai trò phân xử trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chính trị, có quyền giải tán quốc hội mở đường cho tổng tuyển cử sớm.
Chính phủ Bồ Đào Nha hôm 15/1 đã áp đặt lệnh phong tỏa mới sau khi số ca mắc mới bệnh COVID-19 tăng vọt làm gia tăng áp lực đối với hệ thống y tế của nước này.
Tổng thống Bồ Đào Nha tự cách ly
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa ngày 6/1 thông báo quyết định tự cách ly sau khi tiếp xúc với người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Marcelo Rebelo de Sousa, 72 tuổi, hiện đang vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 2. Theo kế hoạch, ông sẽ có một số buổi tranh luận trước khi bầu cử diễn ra vào ngày 24/1 tới.
Theo tuyên bố được Văn phòng tổng thống chia sẻ trên trang thông tin chính thức của ông Rebelo de Sousa, nhân vật nhiễm SARS-CoV-2 mà Tổng thống tiếp xúc là thành viên của Casa Civil - cơ quan gồm các chuyên gia tư vấn cho tổng thống.
Hiện ông Rebelo de Sousa đang chờ kết luận của cơ quan y tế nước này về kết quả kiểm tra và thời gian ông phải cách ly.
* Tại Thụy Sĩ, ngày 6/1, nước này thông báo dự định gia hạn lệnh phong tỏa thêm 5 tuần, tức là duy trì các biện pháp hạn chế đang được áp dụng cho đến cuối tháng 2/2021. Theo đó, toàn bộ nhà hàng, các trung tâm văn hóa, sáng tạo đều phải đóng cửa. Dự kiến, quyết định sẽ chính thức được đưa ra trong tuần tới sau khi chính phủ tham vấn cùng với chính quyền các bang.
Từ giữa tháng 12/2020, quốc gia châu Âu này đã ban bố lệnh phong tỏa trong 1 tháng, yêu cầu các nhà hàng, trung tâm thể thao đóng cửa, người dân hạn chế ra ngoài đường. Việc gia hạn các biện pháp này nhằm duy trì nỗ lực phòng chống dịch bệnh và đảm bảo số ca nhiễm mới ở mức ổn định trong vài tuần tới.
Thụy Sĩ đến nay ghi nhận 470.789 ca nhiễm SARS-CoV-2, tương đương hơn 5,4% dân số, trong đó số ca tử vong là 7.434 ca. Theo các chuyên gia, Thụy Sĩ là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới tính đến cuối tháng 12/2020. Nước này cũng đã ghi nhận ít nhất 28 trường hợp nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 tại Anh.
* Chính phủ Na Uy đang soạn thảo dự luật cho phép nước này ban bố lệnh giới nghiêm sau khi số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng lên mức cao chưa từng thấy.
Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Monica Maeland ngày 6/1 cho biết việc soản thảo văn kiện này chỉ mang tính chất chuẩn bị và lệnh giới nghiêm chỉ được ban bố trong tình huống dịch bệnh nghiêm trọng như số ca nhiễm mới tăng cao và hệ thống y tế có nguy cơ sụp đổ. Bà cũng bày tỏ hi vọng tình huống này sẽ không xảy ra.
Trong ngày 5/1, Na Uy ghi nhận 930 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Dù vẫn là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất tại châu Âu, Na Uy trong tháng qua liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng và ước tính tỷ lệ lây nhiêm có thể lên tới 1,4.
Bồ Đào Nha ban bố tình trạng y tế khẩn cấp Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa ngày 6/11 đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, qua đó cho phép chính phủ nước này triển khai áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại châu Âu. Nhân viên y tế điều...