Tổng thống Biden xóa một phần nợ cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức
Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng.
Hình minh họa. Ảnh: rt.com/TTXVN
Đây là động thái nằm trong gói viện trợ tổng cộng 174 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt kể từ năm 2022 để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định xóa nợ cho Ukraine được đưa ra nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh quan trọng, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7 và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thông tin nêu trên được Bloomberg công bố, dựa trên nội dung một lá thư chính thức mà Bộ Ngoại giao gửi tới Quốc hội Mỹ vào ngày 18/11, trong đó nhấn mạnh rằng hành động này không chỉ hỗ trợ Ukraine mà còn củng cố sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia đồng minh trước tình hình xung đột kéo dài với Nga.
Tuy nhiên, kế hoạch xoá nợ cho Ukraine của chính quyền Biden đã vấp phải sự phản đối từ một số chính trị gia, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Rand Paul, người cho rằng việc xóa nợ sẽ tăng gánh nặng và không công bằng với người nộp thuế Mỹ. Ông tuyên bố sẽ bỏ phiếu ngăn chặn kế hoạch này, đồng thời ch.ỉ tríc.h việc chuyển giao viện trợ cho Ukraine là “tài trợ cho tham nhũng.”
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump từng tuyên bố rằng ông sẽ không phản đối viện trợ cho Ukraine, nhưng nhấn mạnh các khoản hỗ trợ nên được thực hiện dưới dạng cho vay thay vì tài trợ không hoàn lại.
Ukraine hiện phụ thuộc phần lớn vào viện trợ quốc tế để duy trì nền kinh tế. Với thâm hụt ngân sách lên tới 75%, nước này dự kiến cần từ 12 đến 15 tỷ USD để trang trải trong năm tới. Nợ công của Ukraine đã vượt quá 152 tỷ USD, trong khi chi phí trả nợ tăng cao trong năm qua.
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
Đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch "đóng băng" xung đột Nga - Ukraine, một kịch bản mà Moscow và Kiev từng lên tiếng phản đối.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ ông Donald Trump tại Tháp Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Getty).
Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 6/11 dẫn nguồn thạo tin cho hay, đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang xem xét một số kế hoạch tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột Ukraine - Nga. Kế hoạch này sẽ yêu cầu Ukraine từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO trong tương lai gần và đóng băng các hành động giao tranh dọc chiến tuyến hiện tại.
Ba quan chức giấu tên trong văn phòng chuyển tiếp của ông Trump nói với WSJ rằng, kế hoạch yêu cầu Ukraine cam kết không gia nhập NATO "trong ít nhất 20 năm", đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí để đối phó Nga.
Kế hoạch cũng sẽ thiết lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không điều lực lượng quân sự để duy trì hòa bình ở khu vực này, thay vào đó sẽ tìm cách giao cho các đồng minh châu Âu.
Phản ứng về thông tin trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cho biết, đến nay, ông chưa nghe nói bất cứ chi tiết nào về kế hoạch của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest, ông Zelensky cho hay, ông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột nhưng họ chưa thảo luận bất cứ kế hoạch nào.
Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Tôi tin rằng Tổng thống đắc cử Trump thực sự muốn có một quyết định nhanh chóng. Muốn không có nghĩa là điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta phải chuẩn bị cho mọi quyết định. Chúng tôi muốn một kết thúc công bằng cho cuộc chiến. Tôi chắc chắn rằng xung đột sắp kết thúc đồng nghĩa với tổn thất".
Ông tỏ ra gay gắt hơn khi phản đối ý tưởng ngừng bắ.n trong cuộc chiến mà Ukraine không nhận được các đảm bảo an ninh - điều mà Kiev cho rằng họ cần để ngăn Moscow tiến hành một cuộc tấ.n côn.g thậm chí còn lớn hơn nhằm vào Ukraine trong tương lai.
"Sẽ là một thách thức rất đáng sợ đối với công dân của chúng tôi nếu đó là lệnh ngừng bắ.n đề xuất bởi một lãnh đạo phản đối việc đưa Ukraine vào NATO", ông cho biết khi ngầm đề cập đến Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Hungary là một trong những thành viên không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Theo Thủ tướng Orban, ngừng bắ.n là bước đầu tiên để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Brazil, Trung Quốc cũng đưa ra đề xuất tương tự, nhưng Kiev cho rằng ngừng bắ.n chỉ có lợi cho Nga.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, chính phủ Nga không coi trọng những đồn đoán của giới truyền thông về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự định chấm dứt xung đột ở Ukraine như thế nào.
"Đó dường như là kế hoạch của WSJ mà thôi", ông Peskov bình luận.
Trước đó, giới chức Nga tuyên bố, Moscow sẽ không chấp nhận bất kỳ kịch bản đóng băng xung đột ở Ukraine nào thay vì giải quyết các nguyên nhân cốt lõi. Một trong các vấn đề cốt lõi theo Moscow là Ukraine phải cam kết không gia nhập NATO, duy trì vị thế trung lập.
Ông Trump có thể tháo ngòi nổ xung đột khi trở lại Nhà Trắng? Cựu Tổng thống Donald Trump được kỳ vọng sẽ giúp hạ nhiệt các điểm nóng xung đột trên thế giới sau khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông Trump phát biểu trước những người ủng hộ ở Florida hôm 6/11 (Ảnh: Reuters). Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố ông...