Tổng thống Biden: Washington không cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ
Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả Moskva.
Washington ‘bật đèn xanh’, Ukraine ngay lập tức dùng tên lửa Mỹ bắn mục tiêu trong lãnh thổ Nga Vì sao Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga? Tổng thư ký NATO: Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công lãnh thổ Nga Bất đồng về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được viện trợ tấn công lãnh thổ Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với đài ABC News hôm 6/6, Tổng thống Biden xác nhận rằng Ukraine được phép sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công bên trong lãnh thổ Nga, nhưng Kiev chỉ có thể phóng chúng ở gần biên giới, khi Nga sử dụng vũ khí ở bên kia biên giới để tấn công các mục tiêu cụ thể ở Ukraine.
“Chúng tôi không cho phép Ukraine tấn công sâu hơn 300 km vào lãnh thổ Nga. Chúng tôi không cho phép họ tấn công vào Moskva hay Điện Kremlin”, ông Biden nhấn mạnh.
Bình luận của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra sau khi Washington “bật đèn xanh” cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công xuyên biên giới trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
Video đang HOT
Tháng 5/2023, Nga đã cáo buộc Ukraine cố gắng tấn công Điện Kremlin.Vào thời điểm đó, các quan chức Nga tuyên bố 2 máy bay không người lái của Kiev đã bị vô hiệu hóa tại trung tâm Moskva. Theo giới chức Nga, cuộc tấn công thất bại này là “nỗ lực ám sát” Tổng thống Vladimir Putin.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Biden đã xác nhận rằng ông lo ngại về phản ứng của người đồng cấp Putin đối với sự thay đổi trong chính sách của Mỹ về các cuộc tấn công xuyên biên giới này. Trước đó, Tổng thống Nga coi quyết định này là sự xác nhận “tham gia trực tiếp vào xung đột” của các quốc gia phương Tây.
Vào tuần trước, một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin Mỹ đã quyết định cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công “có giới hạn” vào lãnh thổ Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó đã xác nhận thông tin này.
Quyết định này diễn ra ngay sau khi Nga tiến hành tấn công và đẩy lùi quân đội Kiev ra khỏi vùng biên giới Kharkov. Ngoài ra, các báo cáo cho rằng Nhà Trắng lo ngại Moskva có thể kiểm soát Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.
Hôm 5/6, ông Putin đã chỉ trích Mỹ và các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác vì đã cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa có thể được sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ông cảnh báo động thái này đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột và có thể phản tác dụng với phương Tây.
Đặc biệt, người đứng đầu Điện Kremlin lưu ý Moskva có thể lựa chọn phản ứng “bất đối xứng” và gửi vũ khí tương tự đến các khu vực trên thế giới, nơi chúng có thể được sử dụng để chống lại các địa điểm nhạy cảm của các quốc gia ủng hộ Ukraine.
Truyền thông Mỹ: Ukraine đã sử dụng vũ khí của Washington để tấn công lãnh thổ Nga
Dẫn thông tin từ một thượng nghị sĩ Mỹ và quan chức phương Tây, hãng thông tấn AP đưa tin vũ khí của Washington gần đây đã được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ đó là loại vũ khí nào.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS, thông tin trên được ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga vào hôm 31/5.
Theo đó, những loại vũ khí này chỉ có thể được sử dụng để tấn công các khu vực của Nga giáp ranh với Kharkov. Ông Blinken không loại trừ khả năng mở rộng phạm vi sử dụng loại vũ khí này trong tương lai.
Cùng ngày, quan chức cấp cao Đức tuyên bố rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Berlin để bảo vệ vùng Kharkov khỏi các cuộc tấn công của Nga.
Hiện tại, các quốc gia phương Tây vẫn chưa đồng thuận dỡ bỏ các các hạn chế đối với vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine.
Về phần mình, trong thông điệp gửi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản đối một số quan điểm ủng hộ Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Ông Putin cho biết nhà sản xuất và cung cấp vũ khí cho Ukraine đã lựa chọn mục tiêu và nhiệm vụ bay cho các hệ thống tấn công hiện đại được thực hiện từ xa hoặc tự động, mà không cần sự hiện diện của quân nhân Ukraine.
Ông Putin cảnh báo NATO đang "đùa với lửa" vì đây sẽ là diễn biến có thể dẫn tới một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Nga và NATO, gây xung đột toàn cầu và gia tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng nhấn mạnh hôm 31/5 rằng tất cả các loại vũ khí tầm xa được chuyển giao cho Ukraine đều đã được NATO kiểm soát trực tiếp và những hành động này có thể khiến Moskva thực hiện các cuộc tấn công đáp trả.
Chiến sự Ukraine: Bước leo thang mới của phương Tây Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine. Ngay lập tức, phía Nga cảnh báo phương Tây "đừng đùa với lửa", vì hành động như thế...