Tổng thống Biden thất vọng khi Israel từ chối yêu cầu của Mỹ ở Gaza
Trang Axios đưa tin việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối thực hiện các yêu cầu của Mỹ liên quan hoạt động quân sự ở Dải Gaza đang khiến Tổng thống Joe Biden và các quan chức cấp cao khác ngày càng thất vọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: The Times of Israel
“Tình hình thật tồi tệ và chúng tôi đang bế tắc. Tổng thống đang mất dần kiên nhẫn”, trang Axios dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay.
Theo nguồn tin, Israel đã liên tục từ chối cho phép chính quyền Palestine tiếp cận các khoản thuế bị đóng băng. Nếu không được tiếp cận các khoản tiền này, Chính quyền của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas không thể có chi phí cho các hoạt động của mình. Ngoài ra, Mỹ cũng kỳ vọng những nỗ lực lớn hơn từ Israel để đảm bảo dòng viện trợ nhân đạo vào vùng đất này.
Theo tờ Axios, Thủ tướng Netanyahu cũng từ chối thảo luận nghiêm túc về kế hoạch hành động sau chiến tranh, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về việc Israel tiếp tục gia tăng chiến dịch tấn công trên bộ.
Hôm 7/102023, phong trào Hamas đã phát động cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn nhằm vào Israel từ Dải Gaza. Cuộc tấn công đã khiến 1.200 người ở Israel thiệt mạng và khoảng 240 người khác bị bắt cóc.
Video đang HOT
Israel đã tiến hành các cuộc tấn công trả đũa, ra lệnh phong tỏa hoàn toàn Gaza và tiến hành chiến dịch tấn công trên bộ vào vùng đất của người Palestine, với mục tiêu tiêu diệt Hamas và giải cứu con tin. Chính quyền địa phương nói rằng cho đến nay, ít nhất 23.800 người đã thiệt mạng ở Gaza do các cuộc tấn công của Israel.
Vào ngày 24/11/2023, Qatar đã làm trung gian cho thỏa thuận giữa Israel và Hamas về lệnh ngừng bắn tạm thời, trao đổi một số tù nhân và con tin, cũng như chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Lệnh ngừng bắn đã được gia hạn nhiều lần và hết hạn vào ngày 1/12/2023.
Israel có còn kiên định mục tiêu tiêu diệt Hamas?
Theo CNN, có vài dấu hiệu cho thấy Israel đã thay đổi mục tiêu của chiến dịch quân sự tại Dải Gaza.
Vào 3 tháng trước, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đưa ra một cam kết "chắc nịch" với người dân Israel: "Quân đội (IDF) sẽ ngay lập tức sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để xóa sổ vũ khí của Hamas. Chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng".
Giờ đây, chiến dịch quân sự tại Dải Gaza đang bước sang giai đoạn mới, có vài dấu hiệu cho thấy mục tiêu mà IDF theo đuổi cũng thay đổi.
Nhà nghiên cứu Bilal Y.Saab (Viện Chatham) lưu ý rằng: "Lịch sử chỉ ra các chiến dịch tìm cách xóa sổ phong trào chính trị - quân sự đã có cội rễ sâu xa thường không thành công. Giới lãnh đạo IDF hiểu rằng thành công nhất là họ chỉ có thể khiến Hamas suy giảm nghiêm trọng năng lực quân sự mà thôi".
Chiến dịch quân sự tại Dải Gaza đang bước sang giai đoạn mới
Không còn muốn xóa sổ Hamas
Thương vong dân sự quá lớn trong thời gian qua khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ, gia đình các con tin tại Israel cũng bất mãn không kém. Sức ép từ cả trong lẫn ngoài nước đè nặng lên Thủ tướng Netanyahu thôi thúc ông cố đạt một chiến thắng hữu hình.
"Đây là cuộc chạy đua với thời gian. Thành công chiến thuật sẽ phải trả bằng cái giá nào? Israel còn bao nhiêu thời gian để đạt thành công chiến thuật mà không hứng chịu sự phẫn nộ đáng kể hơn nữa từ cộng đồng quốc tế?", nhà nghiên cứu Saab nêu ra loạt câu hỏi mà giới lãnh đạo Israel phải tìm câu trả lời.
Giới phân tích nhận định việc tiêu diệt Hamas là mục tiêu khó lòng đạt được. Ảnh hưởng của nhóm đã vượt xa khỏi lãnh thổ Dải Gaza nên việc đánh bại lực lượng này gần như bất khả thi.
Gần đây, Thủ tướng Netanyahu nhắc lại 3 mục tiêu ban đầu của chiến dịch quân sự: loại bỏ Hamas, giải cứu con tin, đảm bảo Gaza không còn là mối đe dọa với Israel nữa. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng có thể không nghĩ như vậy. Giám đốc cơ quan tình báo IDF Aharon Haliva trong một bài phát biểu ngày 4.1 không đề cập mục tiêu loại bỏ Hamas. Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cũng công bố kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của chiến dịch quân sự, theo đó IDF áp dụng cách tiếp cận mới bao gồm đột kích phá hủy đường hầm, tấn công cả trên bộ lẫn trên không cùng nhiều hoạt động đặc biệt khác tại miền Bắc Gaza. Còn tại miền Nam, họ tiếp tục truy tìm các nhân vật lãnh đạo Hamas đồng thời nỗ lực giải cứu con tin.
Theo cựu nghị sĩ Israel Yohanan Plesner: "Giai đoạn này sẽ ít căng thẳng hơn nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn".
Mục tiêu mới
Nhiều nhà phân tích đánh giá nếu mục tiêu mới (thực tế hơn) là làm suy giảm nghiêm trọng năng lực quân sự của Hamas thì IDF đang đi đúng hướng. Trong 3 tháng qua họ tiêu diệt được hàng nghìn chiến binh gồm cả thành viên cấp cao, phá hủy một phần mạng lưới đường hầm phức tạp bên dưới Gaza.
"Chiến thắng không phải là bắt hoặc tiêu diệt tất cả thành viên Hamas, mà là đảm bảo nhóm không còn kiểm soát hiệu quả Dải Gaza nữa. Hamas được tổ chức như một đội quân gồm nhiều trung tâm chỉ huy, lữ đoàn cùng trung đoàn. Cơ cấu chỉ huy đang bị phá bỏ nghiêm trọng", cựu nghị sĩ Plesner cho biết.
Phát biểu trước báo giới tại Tel Aviv hồi tuần trước, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố tính đến nay, IDF đã tiêu diệt 8.000 chiến binh ở Gaza. Israel xác định trước lúc xung đột nổ ra Hamas có khoảng 30.000 chiến binh chia thành 5 lữ đoàn, 24 tiểu đoàn, 140 đại đội.
Nhưng việc tiêu diệt các lãnh đạo Hamas thì IDF chưa hoàn thành nhiệm vụ. Hành tung người đứng đầu cánh vũ trang của Hamas Mohammed Deif, cấp phó của Deif là Marwan Issa và thủ lĩnh Hamas ở Dải Gaza Yahya Sinwar vẫn còn là bí ẩn - không loại trừ khả năng họ đang ẩn nấp dưới mạng lưới đường hầm.
Giải cứu con tin vẫn là mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của chiến dịch quân sự. Israel xác định đã có 25 con tin không may thiệt mạng, 107 người còn sống.
Lời thừa nhận 'không thành công' của Thủ tướng Israel Thủ tướng Benjamin Netanyahu thừa nhận, Israel đã 'không thành công' trong nỗ lực giảm thiểu thương vong cho dân thường ở Gaza trong lúc giao tranh với Hamas. Chia sẻ với đài CBS News hôm 16/11, Thủ tướng Netanyahu cho biết Israel đang làm tất cả những gì có thể để giúp dân thường thoát khỏi nguy hiểm trong lúc giao tranh...