Tổng thống Biden sắp đề xuất gói ngân sách 6.000 tỷ USD
Vài ngày tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề xuất gói ngân sách 6.000 tỷ USD, nâng chi tiêu liên bang lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo ở Washington, DC, ngày 21/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ New York Times (NYT), đề xuất chi tiêu sẽ bao gồm các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
Dựa trên các tài liệu mà NYT có, chính phủ liên bang sẽ chi 6.000 tỷ USD trong tài khóa 2022 và chi tiêu sẽ tăng lên 8.200 USD vào năm 2031.
Nhà lãnh đạo Mỹ dự định lấy nguồn tiền cho chương trình nghị sự này thông qua tăng thuế đối với các tập đoàn và những người có thu nhập cao. Thâm hụt ngân sách sẽ bắt đầu giảm vào những năm 2030.
Video đang HOT
Ngày 28/5 tới, Tổng thống Biden dự kiến công bố toàn bộ kế hoạch ngân sách đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 trong bối cảnh ông tìm cách thúc đẩy các ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chăm sóc trẻ em và các công trình công cộng khác trong nỗ lực tái thiết quốc gia.
Các thành viên của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch ngân sách mới của Tổng thống Biden tương tự như đề xuất ngân sách quốc phòng hồi tháng 4. Theo bản tóm tắt đề xuất ngân sách được Nhà Trắng công bố ngày 9/4, ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa tới trị giá 753 tỷ USD, trong đó có 715 tỷ USD chi cho Bộ Quốc phòng, số còn lại chi cho Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) trực thuộc Bộ Năng lượng và một số bộ, ngành. Mức đề xuất ngân sách quốc phòng này tăng 1,6% so với năm 2021 (740 tỷ USD). Các nghị sĩ cho rằng mức ngân sách như vậy là quá lớn.
Mỹ không tìm kiếm xung đột với Nga-Trung Quốc, giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bằng 'ngoại giao'
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Washington không muốn tìm kiếm xung đột và làm leo thang căng thẳng với Nga và Trung Quốc, cũng như ông bày tỏ mong muốn phối hợp cùng các đồng minh giải quyết vấn đề Triều Tiên qua kênh ngoại giao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội ở Washington, DC., tối 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài Sputnik và hãng tin Reuters đưa tin trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội Mỹ kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden nhấn mạnh Mỹ không tìm kiếm căng thẳng với Nga và tin tưởng rằng cả hai quốc gia có thể hợp tác trong các lĩnh vực quan tâm chung, như vũ trang hạt nhân và biến đổi khí hậu.
"Đối với Nga, tôi đã thể hiện rõ cho Tổng thống Putin biết rằng chúng tôi không tìm kiếm leo thang căng thẳng. Hành động của họ kéo theo hậu quả. Nhưng chúng tôi có thể hợp tác vì lợi ích chung.
Như chúng tôi đã làm khi gia hạn Hiệp ước START mới về vũ trang hạt nhân - cũng như những gì chúng tôi làm đối với khủng hoảng khí hậu", Tổng thống Biden phát biểu.
Căng thẳng giữa Washington và Moskca leo thang sau một báo cáo của tình báo Mỹ cáo buộc tình báo Nga can thiệp hệ thống công nghệ thông tin và bầu cử Mỹ năm 2020. Đầu tháng 4, chính quyền Tổng thống Biden đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 32 thực thể và cá nhân Nga vì những cáo buộc này và các hành vi thù địch khác chống lại lợi ích của Mỹ. Moskva đã bác bỏ các cáo buộc trên vì cho rằng nó thiếu bằng chứng xác thực.
Đề cập đến vấn đề Triều Tiên, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông sẽ làm việc với các đồng minh để giải quyết các mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran thông qua "kênh ngoại giao" và "răn đe nghiêm khắc".
Trong bài phát biểu, ông chủ Nhà Trắng gọi các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và Tehran là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Mỹ và an ninh thế giới."
"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để giải quyết các mối đe dọa gây ra bởi cả hai quốc gia này thông qua ngoại giao, cũng như sự răn đe nghiêm khắc", Tổng thống Biden phát biểu trước khoảng 200 nghị sĩ tham dự.
Mỹ đang trong quá trình đánh giá toàn diện chính sách đối với Triều Tiên để từ đó đề ra hướng tiếp cận mới. Chính quyền Tổng thống Biden đã tìm cách liên hệ với Triều Tiên giữa tháng 2 song Bình Nhưỡng vẫn không phản ứng trước những tuyên bố của Mỹ.
Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Biden cho hay ông đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ tiếp tục sự hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Washington không tìm kiếm xung đột với Bắc Kinh và hoan nghênh việc Mỹ-Trung cạnh tranh với nhau.
Bên cạnh đó, Mỹ kịch liệt phản đối hành vi thương mại không công bằng, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động và các công ty Mỹ, đồng thời sẽ đấu tranh để đảm bảo rằng các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc, tuân thủ quy tắc kinh tế toàn cầu. Nhà lãnh đạo Mỹ bày tỏ tin tưởng Washington đang ở trong thế cạnh tranh với Trung Quốc và một số quốc gia khác để giành vị trí lãnh đạo trong thế kỷ 21.
Tổng thống Biden chỉ đạo tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19, báo cáo kết quả trong 90 ngày Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông đã trực tiếp chỉ đạo cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực gấp đôi để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Kết quả điều tra phải đề trình trong vòng 90 ngày. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: CNBC Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố trên sau...