Tổng thống Biden nêu kế hoạch phá hủy vũ khí hóa học của Mỹ
Tổng thống Joe Biden ngày 12.5 tuyên bố Mỹ sẽ phá hủy vũ khí hóa học cuối cùng còn lại của mình vào mùa thu năm 2023.
“Chúng tôi đang trên đà hoàn thành việc tiêu hủy kho dự trữ vũ khí hóa học của mình vào mùa thu này, một cột mốc giải trừ quân bị nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về tính minh bạch và an toàn công cộng”, Tổng thống Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố được đăng trên trang web của Nhà Trắng.
Tổng thống Biden còn nhấn mạnh: “Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học để ngăn chặn việc tàng trữ, sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học trên toàn thế giới. Tất cả chúng ta nên làm việc cùng nhau để khuyến khích các quốc gia còn lại tham gia Công ước Vũ khí hóa học”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một sự kiện ở thành phố New York ngày 10.5. Ảnh Reuters
Tổng thống Biden đưa ra tuyên bố trên trước khi Mỹ và các quốc gia thành viên khác của Công ước Vũ khí hóa học (CWC) sẽ tập trung tại Hội nghị Đánh giá lần thứ 5 về Công ước Vũ khí Hóa học tại thành phố The Hague (Hà Lan) vào tuần tới.
Các bên ký kết CWC, có hiệu lực từ năm 1997, cam kết hủy bỏ tất cả các kho dự trữ vũ khí hóa học. Về mặt pháp lý, Mỹ buộc phải làm như thế trước cuối năm nay. Mỹ đã cam kết tiêu hủy vũ khí hóa học cuối cùng còn sót lại được cất giữ tại các kho ở hai bang Colorado và Kentucky trước ngày 30.9.2023, theo Đài RT.
Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần thúc giục Washington đẩy nhanh quá trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Mỹ.
Nga và Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung vào tháng trước, “yêu cầu Mỹ, với tư cách là quốc gia thành viên [CWC] duy nhất chưa hoàn thành việc tiêu hủy vũ khí hóa học, sớm loại bỏ các kho dự trữ vũ khí hóa học của mình”, theo RT.
Trung Quốc, Nga vượt qua Mỹ trong cuộc đua vũ khí bội siêu thanh?
Nga đã loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình vào năm 2017. Trung Quốc chưa tuyên bố sở hữu vũ khí hóa học nào, nhưng có những kho vũ khí cũ bị Nhật Bản bỏ lại trên lãnh thổ Trung Quốc trong Thế chiến 2. Những vũ khí này hiện đang trong quá trình bị tiêu hủy, theo RT.
Đằng sau thương vụ tên lửa trị giá 380 triệu USD của Mỹ với Phần Lan
Hôm 1/12, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua hợp đồng bán tên lửa trị giá 380 triệu USD cho Phần Lan.
Lực lượng Vệ binh của tiểu bang Florida thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Pháo binh Phòng không 265, mang theo bệ phóng tên lửa Stinger vác vai ở McGregor Range, N.M. Ảnh: CNN
Kênh CNN dẫn thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Biden thông báo với Quốc hội rằng họ đã "bật đèn xanh" cho hợp đồng bán tên lửa phòng không vác vai Stinger và các thiết bị liên quan cho Phần Lan. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi nước này phê duyệt hợp đồng vũ khí trị giá 323,3 triệu USD cho quốc gia Bắc Âu này.
"Điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia Mỹ là hỗ trợ Phần Lan phát triển, duy trì khả năng phòng vệ và sẵn sàng mạnh mẽ", thông cáo báo chí cho biết.
Giới chuyên gia nhận định hợp đồng vũ khí này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của Phần Lan. Helsinki dự định sử dụng các thiết bị quân sự này để trang bị cho phi đội máy bay chiến đấu, giúp cải thiện kho vũ khí quốc gia. Phía Mỹ đánh giá bước đi này sẽ củng cố năng lực phòng thủ trên đất liền và phòng không của "sườn phía bắc châu Âu", đồng thời hỗ trợ những ưu tiên hàng đầu của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM). Lầu Năm Góc đánh giá Phần Lan là động lực quan trọng đối với ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế của châu Âu. Giới chức cũng kỳ vọng hợp đồng này sẽ có tác động tích cực lên quan hệ giữa Mỹ và các nước Bắc Âu.
Theo đó, các hợp đồng bán tên lửa cho Phần Lan cần được Quốc hội Mỹ thông qua, song truyền thông Mỹ cho biết bước phê duyệt ở quốc hội chủ yếu mang tính thủ tục.
Trước đó, vào đầu tuần này, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng thông báo duyệt bán 40 tên lửa chiến thuật AIM 9X Block II và 45 tên lửa có độ chính xác cao AGM-154 JSOW cho Phần Lan. Mỹ mô tả hợp đồng này nhằm cải thiện năng lực tác chiến của không quân Phần Lan về phòng không lẫn không kích mặt đất.
Động thái thông qua các hợp đồng vũ khí tiềm năng diễn ra trong bối cảnh Phần Lan đang tìm cách gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hồi tháng 5, Phần Lan cùng Thụy Điển đã từ bỏ truyền thống trung lập hàng thập kỷ và tuyên bố ý định gia nhập NATO. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, tất cả các quốc gia thành viên NATO đã đồng ý cho hai nước Bắc Âu gia nhập liên minh quân sự.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho hay nước này sẽ chính thức phê duyệt Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào đầu năm 2023. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu điều kiện để chấp thuận cho hai nước Bắc Âu gia nhập NATO, đó là cả hai phải tuân thủ cam kết chống khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cáo buộc Thụy Điển tài trợ cho đảng Công nhân Người Kurd (PKK), tổ chức mà Ankara coi là khủng bố.
Để gia nhập NATO, các ứng viên mới cần sự đồng thuận từ toàn bộ 30 thành viên trong khối.
Tổng thống Mỹ kêu gọi cấm vũ khí tấn công sau vụ xả súng ở Raleigh Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/10 đã kêu gọi Quốc hội cấm vũ khí tấn công sau khi xảy ra một vụ xả súng hàng loạt ở thành phố Raleigh thuộc bang North Carolina, khiến 5 người thiệt mạng và một số người khác bị thương. Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ được triển khai...