Tổng thống Biden đề xuất sáng kiến cạnh tranh ‘Vành đai, Con đường’
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề xuất các quốc gia dân chủ cùng hợp lực cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở những nước chưa phát triển. Theo các chuyên gia, đây là sáng kiến để đối trọng với “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin nhà lãnh đạo Mỹ Biden trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 26/3 đã đề cập đến kế hoạch cơ sở hạ tầng có tiềm năng trở thành đối thủ của “Vành đai, Con đường”.
Tổng thống Biden chia sẻ với các phóng viên: “Tôi đã gợi ý về một sáng kiến tương tự nhưng xuất phát từ các quốc gia dân chủ để giúp đỡ những cộng đồng cần sự hỗ trợ trên toàn thế giới”.
Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến “Vành đai, Con đường” với nội dung chính là phát triển và đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng tại những quốc gia trải dài từ Đông Á đến châu Âu.
Video đang HOT
Theo Reuters, “Vành đai, Con đường” sẽ góp phần mở rộng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Bắc Kinh. Đây là điều khiến Mỹ và nhiều quốc gia khác quan ngại.
Phát biểu của Tổng thống Biden về sáng kiến đối thủ của “Vành đai, Con đường” được đưa ra chỉ một ngày sau cuộc họp báo mà trong đó, nhà lãnh đạo này tuyên bố sẽ ngăn Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, trong tuần tới, Tổng thống Biden còn dự định công bố một kế hoạch trị giá hàng triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng thứ 46 nhận định rằng kế hoạch này sẽ góp phần đảm bảo tăng đầu tư của Mỹ với nhiều công nghệ mới hứa hẹn như trí thông minh nhân tạo, máy tính lượng tử và công nghệ sinh học.
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2013. Ảnh: Reuters
Trên 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc hợp tác trong các dự án thuộc “Vành đai, Con đường” như đường sắt, cao tốc… Theo dữ liệu của Refinitiv (Anh), đến giữa năm 2020, có trên 2.600 dự án tổng trị giá 3,7 nghìn tỷ USD có liên quan đến “Vành đai, Con đường”.
Trong năm 2020, Trung Quốc cho biết khoảng 20% các dự án “Vành đai, Con đường” bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Đã có một số quốc gia quyết định ngừng dự án liên quan đến “Vành đai, Con đường” với lý do tốn kém và không cần thiết.
Bất chấp tác động từ dịch COVID-19 đối với kinh tế, Trung Quốc vẫn rót thêm tiền vào các dự án “Vành đai, Con đường”. Trong 4 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đầu tư trực tiếp 5,23 tỷ USD vào các lĩnh vực phi tài chính tại 53 quốc gia, tăng 13,4 % so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, “Vành đai, Con đường” gây nhiều tranh cãi, với lo ngại rằng một số quốc gia nghèo sẽ chịu gánh nặng nợ trong khi Trung Quốc tận dụng điều này để tăng cường ảnh hưởng địa chính trị. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này.
Biden nâng mục tiêu 200 triệu liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày
Tổng thống Joe Biden nâng mục tiêu triển khai 200 triệu liều vaccine Covid-19 trong 100 ngày đầu tại nhiệm, thay vì 100 triệu như trước.
"Tôi tin chúng ta có thể làm được điều này", ông Biden phát biểu tại Nhà Trắng, hôm 25/3. Kế hoạch triển khai 100 triệu liều trong 100 ngày đầu kể từ khi ông Biden lên nắm quyền ngày 20/1 đã hoàn thành trước thời hạn.
Nhà Trắng cho biết có 130 triệu liều vaccine được sử dụng vào ngày 24/3. 85 triệu người được tiêm một liều, trong khi 45 triệu người đã tiêm đầy đủ.
Hiện, trung bình khoảng 2,5 triệu người Mỹ được tiêm mỗi ngày, tăng so với mức 500.000 người vào đầu tháng 1. Công ty tư vấn Evercore ISI dự đoán với lượng vaccine dồi dào, Mỹ có thể tiêm phòng đầy đủ cho 76 triệu người vào tháng 3, 75 triệu người khác vào tháng 4 và thêm 89 triệu người vào tháng 5.
Theo dự đoán của Morgan Stanley, đến giữa hè 2021, 75% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên có thể được tiêm phòng. Các loại vaccine hiện chưa được phép sử dụng cho bất kỳ ai dưới 16 tuổi, nhưng kết quả thử nghiệm trên nhóm thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên sẽ có vào mùa xuân này. Nếu kết quả khả quan, nhóm đối tượng này có thể tiếp cận vaccine. Các công ty cũng đang bắt đầu thử nghiệm vaccine ở trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng phải đến cuối năm 2021, kết quả mới được công bố.
Hồi cuối tháng 1, Tổng thống Biden từng đưa ra mục tiêu 150 triệu liều trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, nhưng sau đó thay bằng 100 triệu liều. Mỹ có thể đạt chỉ tiêu mới nếu tốc độ tiêm chủng hiện nay được duy trì.
Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, Biden cam kết sẽ xử lý đại dịch Covid-19 tốt hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump. Ông Trump đã giúp thúc đẩy sự phát triển của vaccine, nhưng lại coi thường cuộc khủng hoảng y tế, cũng như các lời khuyên về việc đeo khẩu trang, tụ tập đông người và các biện pháp chống dịch khác.
Biden và các phụ tá của ông tiếp tục kêu gọi người Mỹ thận trọng và làm theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, ngay cả khi ngày càng có nhiều người được tiêm phòng.
Tổng thống Mỹ đề cử Đại sứ tại Việt Nam làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử Đại sứ Mỹ tại Việt Nam làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Daniel Kritenbrink. Ảnh: AFP Ông Daniel Kritenbrink là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2017. Ông đã từng làm việc ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Nhà ngoại giao...