Tổng thống Biden đề xuất họp thượng đỉnh Mỹ – Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo hôm 13/4.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden điện đàm với người đồng cấp Nga – Vladimir Putin hôm 13/4. Tại cuộc điện đàm, lãnh đạo Mỹ và Nga đã thảo luận về ” một số vấn đề khu vực và toàn cầu”. Ông Biden đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh “trong những tháng tới” tại nước thứ ba để “thảo luận về toàn bộ các vấn đề mà hai nước đang quan tâm”.
Điện Kremlin sau đó cũng xác nhận thông tin, cho biết ông Biden đã “đề nghị xem xét khả năng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước trong tương lai gần”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden lần thứ hai điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi nhậm chức. (Ảnh: CNN)
“Cả hai tổng thống bày tỏ sẵn sàng tiếp tục đối thoại về các lĩnh vực quan trọng của việc đảm bảo an ninh toàn cầu. Điều này sẽ đáp ứng lợi ích không chỉ của Nga và Mỹ mà còn của toàn bộ cộng đồng quốc tế”, thông cáo của Điện Kremlin cho hay.
“Ngoài ra, ông Biden bày tỏ quan tâm đến hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách như đảm bảo ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí, chương trình hạt nhân của Iran, tình hình ở Afghanistan và biến đổi khí hậu toàn cầu”, thông cáo của Điện Kremlin cho biết thêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện không rõ ông Putin đồng ý tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không.
Các chủ đề khác được thảo luận trong cuộc điện đàm gồm việc Nga bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ và các cuộc tấn công mạng vào các tổ chức của Mỹ. Ông Biden cũng nêu quan ngại về hoạt động quân sự gần đây của Nga gần Ukraine và ở Crimea.
“Tổng thống Biden nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” , Nhà Trắng cho biết. Trong khi đó, Điện Kremlin cho hay, “khi trao đổi quan điểm về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Putin đã vạch ra các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề dựa trên gói biện pháp Minsk (các thỏa thuận hướng tới giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine)”.
Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa ông Putin và ông Biden sau khi ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Cuộc điện đàm diễn ra khi Mỹ và các nước phương Tây khác chỉ trích sự hiện diện của quân đội Nga dọc theo biên giới với Ukraine.
Nga và Trung Quốc sẽ lập liên minh đối phó 'NATO phương Đông'?
Chuyên gia Nga cho rằng đã đến lúc thành lập liên minh quân sự Nga - Trung để đối phó với Mỹ, nhưng đây là ý tưởng khó thành hiện thực.
Theo bài viết của chuyên gia quân sự Vladimir Pavlenko đăng trên thời báo Độc Lập của Nga mới đây, đã đến lúc Nga và Trung Quốc phải cùng nhau đáp trả mối đe dọa về một liên minh quốc phòng mới do Mỹ dẫn đầu ở khu vực châu Á. Hiện, Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang tiến hành các cuộc tập trận chung ở Vịnh Bengal, mục đích của cuộc tập trận thực chất là nhằm vào Trung Quốc.
Một cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc. Nguồn: Sina.
Trên thực tế, trước đó, với tư cách là đối tác thương mại chính của Australia, Trung Quốc đã thuyết phục thành công Australia từ bỏ việc tham gia cuộc tập trận quân sự này, tuy nhiên do những hành động "hung hăng" và sức mạnh đang lên của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, Australia đã thay đổi quan điểm của mình và tham gia vào cuộc tập trận.
Về phía Ấn Độ, sau khi xảy ra tranh chấp biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ đẩy mạnh việc xúc tiến hợp tác trong "bộ tứ kim cương" để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc. Bài báo của Nga cho rằng, cuộc tập trận lần này sẽ giúp đoàn kết 4 nước và từng bước hình thành "NATO phương Đông".
Chuyên gia Vladimir Pavlenko cho rằng, trước mối đe dọa từ một liên minh "quốc phòng" mới do Mỹ đứng đầu, Nga và Trung Quốc phải cùng nhau đáp trả. Đã đến lúc phải đặt ra vấn đề thành lập liên minh quân sự Nga - Trung để có thể kịp thời đối phó với tình hình thời gian tới.
Hồi cuối tháng 10/2020, Tổng thống Putin cũng "úp mở" về việc thành lập liên minh quân sự Nga - Trung, ông cho rằng liên minh quân sự Nga - Trung có thể hình thành trong tương lai, khi căng thẳng giữa hai nước với Mỹ gia tăng.
"Chúng tôi hiện chưa cần tới nó, nhưng về mặt lý thuyết, việc hình dung về mối quan hệ liên minh như vậy là hoàn toàn có thể", Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời câu hỏi liệu có khả năng thành lập một liên minh quân sự giữa Moscow và Bắc Kinh hay không, trong cuộc họp qua video với các chuyên gia chính sách đối ngoại quốc tế hôm 22/10.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mặc dù các hành động của Mỹ nhằm gây sức ép với cả Nga và Trung Quốc có tác dụng đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn, nhưng hợp tác song phương giữa Nga và Trung Quốc không có khả năng tiến tới mức độ liên minh đầy đủ vì sự khác biệt về lợi ích địa chính trị và sự bất cân xứng quyền lực, đặc biệt là đến nay Nga vẫn chỉ miễn cưỡng thừa nhận hoàn toàn sự trỗi dậy địa chính trị của Trung Quốc.
Học giả Mỹ Michael Kofman, một chuyên gia về Nga lập luận rằng Trung Quốc theo chủ nghĩa xét lại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi Nga là một cường quốc. Do đó, họ không yêu cầu nhau bảo đảm an ninh hoặc răn đe hạt nhân kéo dài, do đó không có cơ sở cho một liên minh quân sự.
Cuộc tập trận Malabar 2020 là nguyên nhân cho "mộng tưởng" của chuyên gia Nga? Nguồn: Sina.
Viện nghiên cứu Quốc phòng và an ninh quốc tế RKK (Estonia) cho rằng, Nga và Trung Quốc có chế độ chính trị khác nhau và hiện nay cả Nga và Trung Quốc đều không mong muốn trở thành mối đe dọa an ninh trực tiếp theo chế độ chính trị hiện tại của họ.
Do vậy, mặc dù quan hệ chính trị/kinh tế giữa hai nước đang phát triển, nhưng hợp tác quốc phòng bị hạn chế do vẫn còn sự nghi kỵ lẫn nhau, nhất là vấn để chủ nghĩa dân tộc công nghệ cực đoan của các cơ sở quốc phòng.
Trong bối cảnh hiện nay, Nga nên cố gắng "dao động" giữa Trung Quốc và Mỹ, điều này thực sự sẽ tốt cho Nga hơn là ở hẳn một bên. Đây là điều đã được phản ánh ngầm trong cái gọi là Học thuyết Primakov, được giới thượng lưu chính sách đối ngoại Nga ngưỡng mộ. Vị trí này có thể là một trong những thành phần chính của hệ thống quốc tế đa cực được Moscow ưa thích và thúc đẩy.
Về phía Trung Quốc, nhiều chuyên gia nước này cũng bày tỏ sự nghi ngờ về việc thành lập liên minh quân sự Nga - Trung. Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình phát biểu với Thời báo Hoàn cầu rằng, Trung Quốc và Nga không cần xây dựng một liên minh quân sự, vì quan hệ hợp tác giữa hai nước độc lập về chủ quyền và an ninh quốc gia sẽ phát triển lành mạnh hơn.
Ông Thôi Hằng, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu Nga tại Đại học Hoa Đông tin rằng, mô hình liên minh quân sự phổ biến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giờ đã không còn nền tảng, và quan hệ Trung - Mỹ và Mỹ - Nga chưa đến mức độ mà một bên cần liên minh với bên nữa. "Hợp tác và không liên minh sẽ tốt hơn cho Trung Quốc và Nga", ông Thôi nói.
Ảnh vệ tinh tố Trung Quốc đóng tàu ngầm 'khủng' không thua kém Mỹ Trung Quốc có thể đang đóng một loại tàu ngầm "khủng" type 096 ở nhà máy đóng tàu Bột Hải, loại tàu ngầm này được cho là không thua kém bất cứ tàu ngầm nào của Mỹ. Trong bài viết mới đây, chuyên gia quân sự Mỹ H. I. Sutton cho rằng, cùng với việc phát triển sức mạnh Hải quân từ biển...