Tổng thống Belarus bình luận về kế hoạch hạt nhân của Nga
Hôm 14/10, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin chưa từng tìm cách triển khai vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), trả lời phỏng vấn đài NBC News bên lề hội nghị thượng đỉnh Trung Á – Nga ở Astana (Kazakhstan), khi được yêu cầu bình luận về việc liệu Moskva có thể lựa chọn hạt nhân trong cuộc xung đột với Kiev hay không, nhà lãnh đạo Belarus đã thẳng thừng bác bỏ quan điểm này.
“Giới lãnh đạo Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin, chưa từng đặt mục tiêu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Nga không có nhu cầu thực hiện điều đó”, ông Lukashenko nói và cảnh báo đối thủ không nên cố đẩy Moskva vào thế bí. Đồng thời, ông cũng kêu gọi phương Tây không nên vượt “lằn ranh đỏ” của Nga và nhắc nhở rằng Moskva đã nói rõ rằng họ có thể sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để tự vệ nếu lãnh thổ Nga bị tấn công.
Theo Tổng thống Belarus, Nga sở hữu các loại vũ khí khác đủ mạnh để không cần sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Ông cũng đề cập đến các cuộc không kích gần đây của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng – quân sự của Kiev, để đáp trả cuộc tấn công cầu Crimea chiến lược hồi tuần trước.
Video đang HOT
“Nga sở hữu các loại vũ khí hiện đại nhất. Không cần đến vũ khí hạt nhân. Tôi biết chắc chắn điều đó”, ông Lukashenko tuyên bố và nói rằng không nên thảo luận về chiến tranh hạt nhân trong bất kỳ trường hợp nào. “Nếu một quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là sự kết thúc của hành tinh chúng ta”, ông cảnh báo và cho hay điều đó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền và Nga hiểu rất rõ điều đó.
Bình luận của ông Lukashenko được đưa ra sau khi Tổng thống Putin cho biết Moskva sẽ sử dụng “mọi phương tiện” cần thiết để bảo vệ Nga và người dân nước này, nếu toàn vẹn lãnh thổ của họ bị đe dọa.
Điện Kremlin cũng đã nhiều lần cảnh báo không nên tiến hành một cuộc chiến tranh nguyên tử. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hồi tháng 8 đã nói rõ rằng Moskva không xem xét thực hiện bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào nhằm vào Ukraine, vì không có mục tiêu nào đảm bảo biện pháp quyết liệt này.
Tổng thống Nga và Belarus nhất trí triển khai nhóm quân sự chung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã nhất trí thành lập một lực lượng quân sự chung trong khu vực.
Lực lượng Belarus tham gia huấn luyện chung với Nga trong cuộc tập trận ở vùng Vitebsk, Belarus. Ảnh: Sputnik
"Trước bối cảnh tình hình biên giới phía tây của Nhà nước Liên minh ngày càng leo thang căng thẳng, chúng tôi đã nhất trí triển khai một lực lượng quân sự trong khu vực Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus. Điều này tuân thủ các quy định của hai bên. Nếu mối đe dọa đạt đến mức độ như hiện nay, chúng tôi sẽ sử dụng lực lượng của Nhà nước Liên minh Nga - Belarus", hãng thông tấn Belta News dẫn lời ông Lukashenko cho biết.
Trước đó, Tổng thống Belarus đã tổ chức một cuộc họp với các lực lượng quân đội và an ninh của nước này. Ông Lukashenko cho biết ông nhận được thông tin rằng Ukraine đang lên kế hoạch tạo ra một kịch bản kiểu "cầu Crimean phần II" ở Belarus.
"Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Hãy nói với Tổng thống Ukraine và giới chức khác rằng cầu Crimean sẽ giống như những bông hoa đối với họ nếu họ chạm vào dù chỉ một mét", ông tuyên bố.
Tổng thống đã ra lệnh cho quân đội và lực lượng an ninh xác định những vấn đề cần hành động để tăng cường an ninh Belarus, khi tình hình đang thay đổi nhanh chóng. Bộ Quốc phòng Belarus trước đó cũng tuyên bố rằng họ có khả năng triển khai 500.000 quân được huấn luyện "nếu cần".
Theo hãng thông tấn Interfax của Nga, Minsk đã cáo buộc Kiev lên kế hoạch thực hiện các vụ tấn công nhằm vào lãnh thổ Belarus. Trước đó, hôm 9/10, Chủ tịch Ủy ban Biên giới Nhà nước Belarus Anatoly Lappo cho rằng các lực lượng Ukraine đã phá hủy hầu hết các cây cầu và đặt mìn dọc biên giới với Belarus. Ông nói: "Hiện tại, hầu hết các cây cầu biên giới đã bị phá hủy, các tuyến đường sắt và đường ô tô ở biên giới bị cài mìn hoàn toàn.Các lực lượng Ukraine đã củng cố biên giới chặt chẽ đến mức họ đặt mìn chống tăng thành 3 hàng trên các con đường".
Theo ông Lappo, những binh sĩ được Ukraine triển khai tại khu vực biên giới không phải là lính biên phòng. Ông Lappo nói: "Chúng tôi đang bị gây sức ép. Họ đang nhắm vào lực lượng bảo vệ biên giới của chúng tôi. Đôi khi họ bắn chỉ thiên và liên tục tiến hành việc do thám trên không".
Một ngày trước đó, Đại sứ Ukraine tại Belarus đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Belarus nhận công hàm phản đối chính thức với cáo buộc Ukraine đang có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Belarus. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết họ kiên quyết bác bỏ cáo buộc đồng thời cho rằng đây có thể là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm khiêu khích và đổ lỗi cho Kiev.
Mặc dù các lực lượng Nga đã sử dụng lãnh thổ của Belarus trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự ở Ukraine, Belarus cho đến nay vẫn cố gắng đứng ngoài cuộc xung đột. Các lực lượng của nước này chủ yếu được triển khai ở phía tây để đối mặt với các lực lượng NATO tập trung ở Ba Lan và vùng Baltic.
Trước đó, Belarus cũng cáo buộc quân đội Ukraine đã tiến hành một số cuộc tấn công nhằm vào nước này hồi tháng 3, khi một tên lửa Tochka-U của Ukraine đã bị lực lượng phòng không Belarus bắn hạ. Cuộc tấn công thứ hai hồi tháng 6 - nhắm vào các mục tiêu quân sự của Belarus - cũng đã thất bại.
Nga ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân càng nhiều càng tốt. Tổng thống Nga Putin gặp Tổng Giám đốc IAEA Grossi ngày 11/10. Ảnh: Kremlin.ru "Nga kiên quyết ủng hộ tiếp cận bình đẳng với các công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hạn chế việc phổ...